Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Gọi là tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày. bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra vài ngày hoặc cả tuần, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. nguyên nhân chính là do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn. vi khuẩn, virus sẽ theo đó tới ruột và ở đây, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết ra các độc chất. lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hòa tan các virus, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virus, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, dẫn đến tiêu chảy.

Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc mắc một số bệnh như: sởi, suy dinh dưỡng,...  chế độ ăn không hợp vệ sinh (bú bình không đảm bảo vệ sinh,...) dẫn đến trẻ dễ mắc tiêu chảy cấp.

Tại sao tiêu chảy lại nguy hiểm?

Nếu tiêu chảy không được điều trị kịp thời hay điều trị không hợp lý sẽ khiến cơ thể mất nước, các hoạt động sẽ yếu dần. nếu không bổ sung nước điện giải kịp thời sẽ dẫn đến Tu vong. tiêu chảy làm rối loạn một số chất điện giải trong cơ thể, tiêu chảy kéo dài sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. vì trong khi tiêu chảy, các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa, do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng.

Một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây Tu vong.

Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh, có tới 70% số Tu vong là do mất nước. số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi...

Rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ để phòng nhiễm bệnh.

Rửa tay sạch khi chăm sóc trẻ để phòng nhiễm bệnh.

Các triệu chứng nào có thể xuất hiện khi đi tiêu chảy?

Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, li bì. tiêu phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống); buồn nôn, nôn; sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật; đau bụng; mót rặn khi đi cầu: rất đặc trưng cho kiết lỵ. các triệu chứng mất nước: khát, tiểu ít, mắt trũng, môi khô, khóc không nước mắt, thóp trũng ở trẻ nhỏ, dấu véo da mất chậm.

Cách chăm sóc đúng khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho uống oresol (pha theo chỉ dẫn) và các loại nước khác (nước cháo muối, nước gạo rang). Ngay từ ngày đầu tiêu chảy, cứ sau mỗi lần đi tiêu cho trẻ uống từ 50 - 100ml đối với trẻ dưới 2 tuổi và từ 100 - 200ml đối với trẻ trên 2 tuổi.

Chế độ ăn

Trẻ bú mẹ vẫn cho bú bình thường và tăng thêm số lần bú. Trẻ không bú mẹ: pha loãng sữa bò với nước cháo hoặc nước cà rốt (pha loãng bằng 1/2 so với bình thường), cho ăn nhiều bữa trong ngày.

Đối với trẻ đã ăn bổ sung: ngoài sữa mẹ cho ăn bột, cháo, súp nấu với thịt lợn nạc, thịt gà, cà rốt, nấu nhừ loãng hơn bình thường và cho thêm dầu thực vật. cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày (6-8 bữa/ngày). khi trẻ đỡ tiêu chảy thì chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, nên cho trẻ ăn các thực phẩm sau: gạo (bột gạo), khoai tây, cà rốt; thịt gà, thịt lợn nạc; sữa đậu nành, sữa bò ít lactose hoặc không có lactose; chuối, hồng xiêm; dầu thực vật.

Thực phẩm cần tránh: Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường;

Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ; Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo... Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê...

Các biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp

Để phòng ngừa trẻ tiêu chảy, cần nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả). Sử dụng nước sạch.

Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách. rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu. tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.

BSCKII. NGUYỄN MINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/can-lam-gi-khi-tre-bi-tieu-chay-cap-n180379.html)
Từ khóa: tiêu chảy cấp

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY