Chấn thương chỉnh hình - Cột sống hôm nay

Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh lý về chấn thương gồm gãy xương và trật khớp, các bệnh lý về chỉnh hình gồm các phẫu thuật cần chỉnh hình, các dị dạng bẩm sinh. Ví dụ như dị tật chi trên, dị tật thừa ngón cái bẩm sinh, bàn chân khoèo, trật khớp háng bẩm sinh…. Ngoài ra, còn bao gồm các bệnh lý về xương khớp: điều trị chỉnh hình cho bệnh thấp khớp ở trẻ em, cốt tủy viêm, u xương và phần mềm…., một số sang chấn thể thao như tổn thương các dây chằng, mất chức năng khớp vai, teo cơ…

Cảnh báo: U tủy dễ nhầm với thoái hóa cột sống

U tuỷ đặc biệt là u tuỷ cổ có thể nhầm với nhiều loại bệnh lý vùng cột sống cổ, đặc biệt là những bệnh thoái hoá thường gặp khiến người bệnh thường chủ quan.
Khi đến viện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khối u đã lớn, chèn ép, có nguy cơ gây liệt tứ chi, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Bệnh nhân điển hình

Bệnh nhân nam N.T.N (58 tuổi - Bắc Giang) có biểu hiện đau mỏi cổ nhiều năm, thỉnh thoảng có đợt đau tê tay. Bệnh nhân đi khám, chụp Xquang cột sống cổ được chẩn đoán là thoái hoá cột sống cổ. Bệnh nhân tự uống Thu*c giảm đau, sử dụng các phương pháp xoa bóp bấm huyệt nhưng không đỡ. Tình trạng càng ngày đau tăng và có biểu hiện yếu dần hai tay, vận động khó khăn, tê bì nhiều và đặc biệt là tăng phản xạ gân xương tay phải.

Sau khi nhập viện tại Khoa Ngoại Thần kinh cột sống và chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân chụp phim cộng hưởng từ cột sống cổ, kết quả chẩn đoán là u tuỷ cổ vùng đốt sống cổ số 2, khối u lớn chèn ép tuỷ nhiều, chiếm gần hết ống sống. Bệnh nhân N được mổ vi phẫu lấy u, tuy nhiên, tiên lượng khó khăn vì là vùng tuỷ cổ cao, mức độ khối u lớn chèn ép gần hết tuỷ và rễ thần kinh, có nguy cơ mất vững cột sống cổ. Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy hoàn toàn khối u dưới kính vi phẫu và kết quả xét nghiệm là u màng não tuỷ lành tính. Sau mổ 1 tuần, bệnh nhân được ra viện, hai tay đã cử động bình thường. Sau mổ 1 tháng, bệnh nhân tái khám và đã có thể đi xe máy, hết hoàn toàn các triệu chứng chèn ép.

Phân loại u tủy sống

U tủy được hiểu là những khối u nằm trong ống sống hoặc chèn ép vào trong ống sống. U tủy sống có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như tủy sống, rễ thần kinh, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, xương cột sống hay ngực… Tuy nhiên, u vùng cột sống cổ chiếm tỷ lệ thấp (< 25%), hay gặp u nội tủy. U vùng cột sống ngực chiếm tỷ 1ệ cao nhất (> 65%). U vùng cột sống thắt lưng-cùng chiếm khoảng 15 - 25%, hay gặp là u rễ thần kinh.

Người ta phân chia u tủy sống ra nội tủy hiếm gặp (khoảng 5 - 10%), thường là u màng ống nội tủy, u nang, u nguyên bào xốp hoặc u mỡ. Còn u ngoài tủy hay gặp hơn, trong đó, u ngoài tủy-dưới màng cứng là những u hay gặp (khoảng 65 - 75%), thường là u màng tủy và u rễ thần kinh. Đây là những u lành tính, ranh giới rõ, mật độ chắc, phẫu thuật có thể lấy được toàn bộ u, ít gây tổn thương tủy-rễ thần kinh. Nếu u ngoài tủy-ngoài màng cứng thường là những u di căn, u máu hoặc u xương… chiếm tỷ lệ thấp khoảng 15 - 25%. Còn loại u hỗn hợp là loại u phát triển cả trong và ngoài màng cứng, u có dạng hình “đồng hồ cát” hoặc u có dạng hai túi…

Diễn biến âm thầm

Đa số u tủy sống phát triển chậm ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường nghĩ do các nguyên nhân thông thường như đau lưng do thoái hóa. Mặt khác, những triệu chứng của u tủy sống cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào vị trí tổn thương. U cột sống cổ có thể gây yếu hay liệt hai tay hoặc hai chân. U cột sống ngực và thắt lưng có thể gây yếu hay tê bì, mất cảm giác vùng ngực hay hai chân. Khó khăn trong đi bộ là phàn nàn chung. Đặc biệt là u tuỷ có thể nhầm với nhiều loại bệnh lý vùng cột sống, đặc biệt là những bệnh thoái hoá thường gặp khiến cho người bệnh thường chủ quan không để ý. Khi đến viện thì bệnh đã quá muộn, khối u đã lớn, chèn ép mạnh, có nguy cơ gây liệt tứ chi, rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, vì vậy, khi có biểu hiện đau cổ nhiều lần, đặc biệt có tê bì xuống một hoặc hai tay thì cần đi thăm khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa, tránh phát hiện bệnh muộn, di chứng kéo dài.

Một số loại u thường gặp

U bao dây thần kinh:

Các u bao dây thần kinh là các loại u tủy sống thường gặp nhất. U thường gặp ở khoảng 40-50 tuổi. Điều trị u bao dây thần kinh bằng cách mổ lấy toàn bộ u. Kết quả tốt nhất ở những bệnh nhân có khiếm khuyết thần kinh trước mổ ít nhất nhưng cũng có một số trường hợp đã được báo cáo là có hội chứng cắt ngang tủy hoàn toàn mà vẫn hồi phục.

U màng não tủy:

U màng não tủy là loại thường gặp thứ hai trong các loại u tủy sống, thường gặp ở phụ nữ 40-60 tuổi. Nó có thể có ở bất cứ đoạn nào trong ống sống nhưng khoảng 2/3 các u này nằm ở vùng ngực. Các u màng não tủy ở tủy rất hiếm khi hóa ác. Điều trị u màng não tủy bằng cách mổ lấy u.

U tế bào màng lót ống nội tủy:

U tế bào màng lót ống nội tủy chiếm khoảng 13% trong các loại u tủy sống với u tế bào màng lót ống nội tủy chùm đuôi ngựa là loại rất thường gặp. U tế bào màng lót ống nội tủy của tủy gặp nhiều ở nam giới. 2 triệu chứng thường gặp nhất là đau và yếu chi. Lấy toàn bộ u là phương pháp được chọn cho việc điều trị u tế bào màng lót ống nội tủy.

Lời khuyên của thầy Thu*cNgày nay, với trang thiết bị y tế và sự tiến bộ của nền y học hiện đại thì bệnh nhân bị u tủy sống có nhiều cơ hội để chữa khỏi hơn nếu được điều trị sớm. Phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà bệnh nhân nên lựa chọn. Tuy nhiên, với những u ác tính, sau mổ, nguy cơ tái phát là rất cao. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng và khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.TS.BS. Nguyễn Vũ (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/canh-bao-u-tuy-de-nham-voi-thoai-hoa-cot-song-n144419.html)

Chủ đề liên quan:

cảnh báo cột sống dễ nhầm

Tin cùng nội dung

  • Các bài tập cột sống thắt lưng được áp dụng cho các bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính hoặc để dự phòng đau thắt lưng tái phát do thoái hóa đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa.
  • Nghề nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi dài ngày nên dễ bị đau cột sống. Bệnh lý này làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c ở nữ giới cao hơn nam giới. Chị em cần biết cách bảo vệ cũng như phát hiện bệnh sớm để có thể kịp thời điều trị.
  • Đối với phụ nữ do kinh nguyệt, thể chất dễ khiến cho cơ thể bị thiếu máu ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Khi đi đường, chúng ta chứng kiến các trường hợp T*i n*n và trong khi chờ nhân viên y tế đến, kiến thức sơ cứu tại hiện trường giúp ích rất nhiều cho nạn nhân.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY