Phổi là một bộ phận của cơ quan đường hô hấp với vai trò chính yếu là trao đổi các khí - đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và đưa điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra, phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.
Ở người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng (gan, dạ dày, lá lách…). Giữa hai buồng phổi là khí quản dẫn khí chính. Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo bọt xuống đường tiêu hóa và đi ra ngoài theo phân.
Viêm phổi là viêm các phế nang trong phổi do một tổn thương nào đó gây nên hay gặp nhất là nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virút, vi nấm.Viêm phổi có thể ở một vùng hoặc ở một vài vùng (viêm phổi thùy hoặc “đa thùy”) hoặc toàn bộ phổi.
Viêm phổi thường do tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào theo đường không khí. trong khi đó không khí có vô vàn các vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virút và vi nấm), hơn nữa lạnh là điều kiện rất thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển nhanh chóng. mặt khác, sự phát triển bệnh ở người còn tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, trong khi người cao tuổi sức đề kháng ngày càng bị suy giảm nên rất dễ mắc viêm phổi. nếu người cao tuổi, vào mùa lạnh, ăn uống thiếu thốn cả về lượng, cả về chất, thêm vào đó mặc, ngủ không đủ ấm càng dễ viêm phổi. ngoài ra, mùa lạnh, một số người cao tuổi hút Thu*c tăng lên (nhằm chống lại lạnh). đây là quan niệm sai lầm, bởi vì, khói Thu*c lá, Thu*c lào khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các niêm mạc đường hô hấp (họng, khí, phế quản…) do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội. vào mùa lạnh, càng hút Thu*c nhiều nguy cơ viêm đường hô hấp càng tăng cao, thậm chí viêm họng, xoang, phế quản cấp tính dẫn đến viêm phổi. thêm vào đó, mùa lạnh, khô hanh nếu sống ở nơi bụi nhiều, môi trường ô nhiễm hoặc trong gia đình dùng bếp than, bếp củi, bếp dầu… khói sẽ tác động xấu rất lớn đến đường hô hấp gây viêm phổi. nếu người cao tuổi ở chật chội, mùa lạnh đóng kín các cửa làm cho không không khí không được thông thoáng càng dễ mắc viêm phổi. bên cạnh đó, một số người cao tuổi mắc bệnh mạn tính kéo dài như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết sẽ làm giảm sức đề kháng một cách đáng kể từ đó làm tăng nguy cơ viêm phổi vào mùa lạnh.
Thời tiết chuyển mùa chính là điều kiện lý tưởng cho các bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó có bệnh viêm phổi. nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi là nhiễm vi khuẩn, có thể sau một đợt nhiễm virút đường hô hấp trên, lúc này virút làm tổn thương niêm mạc đường dẫn khí hô hấp làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công vào phổi. hơn nữa, bình thường ở đường hô hấp trên có rất nhiều vi khuẩn cư trú ở đó (phế cầu, h.influezae…) nhưng không gây bệnh (gọi là vi khuẩn ký sinh), khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là sức đề kháng của người cao tuổi bị suy giảm hoặc mắc bệnh cúm, các vi khuẩn này trở nên gây bệnh (gọi là gây bệnh cơ hội). mùa lạnh, nguy cơ viêm phổi ở người cao tuổi sẽ tăng lên nếu bị tai biến nằm liệt giường, đi lại, vận động khó khăn (viêm phổi do ứ đọng các chất tiết kèm theo vi khuẩn).
Viêm phổi ở người cao tuổi thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết hoặc rất dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh khác. nhiều người bệnh chỉ sốt nhẹ, ít ho (thậm chí không ho), không có đờm hoặc ít đờm nhưng lại thở nhanh, thở gấp hơn bình thường. tuy nhiên, hầu hết người cao tuổi khi bị viêm phổi thường có sốt (có thể không sốt do sức kháng kém nên phản xạ rất yếu), ớn lạnh, ho kèm đờm màu đục, đau tức ngực nhất là khi hít sâu vào hoặc khi ho và khó thở. tuy nhiên, đối với một số người quá yếu, triệu chứng bệnh đôi khi không điển hình chủ yếu là mệt mỏi, chán ăn, vì vậy, người nhà khó phát hiện cho nên thường nhập viện muộn.
Khi nghi ngờ bị viêm phổi cần đi khám bệnh ngay, tốt nhất là khám nội tổng hợp hoặc chuyên khoa hô hấp để được điều trị đúng, sớm tránh để xẩy ra biến chứng.
Lời khuyên của thầy Thu*c
Mùa lạnh, người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh đột ngột, đặc biệt là giữ ấm cổ, ngực và hai bàn chân. Phòng ngủ cần ấm và tránh gió lùa. Hàng ngày cần vệ sinh họng, mũi, miệng bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nếu đeo hàm giả cần vệ sinh hàng tuần. Những ngày lạnh, mưa, ẩm ướt không nên ra khỏi nhà, nếu cần thiết phải đi nên mặc thật ấm. Nên có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống đủ lượng nước cần thiết. Người cao tuổi cần vận động cơ thể hàng ngày theo các hình thức thích hợp cho mỗi người.