Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Cấp cứu thành công cùng lúc hai bé trai nuốt đinh nhọn

MangYTe - Hai bé trai được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cấp cứu thành công bằng phương pháp nội soi tiêu hóa do vô tình nuốt phải chiếc đinh nhọn trong cùng một ngày.

Cấp cứu thành công cùng lúc hai bé trai nuốt đinh nhọn - Ảnh 1.

Các bác sĩ nội soi gắp chiếc đinh dọn ra khỏi cơ thể 2 bé trai - ảnh do bệnh viện cung cấp

Ngày 18-12, bệnh viện nhi đồng 2 (tp.hcm) cho biết vừa cấp cứu thành công cùng lúc 2 bé trai (9 tháng tuổi, ngụ bình dương và 15 tháng tuổi, ngụ quận gò vấp) do nuốt phải đinh nhọn trước đó.

Ngay khi hai bệnh nhi nhập viện, êkip trực gồm bs cki võ hoàng khoa, bs cki võ thị vân đã phối hợp với các bác sĩ nội khoa và ngoại khoa bệnh viện nhanh chóng hội chẩn do nghi ngờ dị vật còn nằm ở đường tiêu hóa trên và phải nhanh chóng lấy ra.

Theo các bác sĩ, đinh nhọn nếu qua ruột non có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như thủng ruột, tắc ruột nên phải khẩn trương nội soi cấp cứu cho hai bệnh nhi cùng lúc.

Lúc này, hai chiếc đinh nhọn đã qua khỏi dạ dày nhưng còn nằm xa tá tràng, nên việc lấy ra tương đối khó khăn. Với sự nỗ lực và cấp cứu kịp thời của các bác sĩ, hai bé trai đã vượt qua nguy kịch.

Theo các bác sĩ, nếu chậm trễ hơn, dị vật di chuyển xuống ruột non sẽ không thể lấy được bằng nội soi, nguy cơ biến chứng thủng ruột rất cao. hiện cả hai bé đang được theo dõi tại khoa và có thể xuất viện sau 2-3 ngày.

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên để những vật nhỏ dễ nuốt như đinh vít, đồng xu, kim băng, viên pin nhỏ, cúc áo, hòn bi... tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những T*i n*n đáng tiếc.

X.M.

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/cap-cuu-thanh-cong-cung-luc-hai-be-trai-nuot-dinh-nhon-20191218160943686.htm)

Tin cùng nội dung

  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Mangyte ơi, hiện nay ở TPHCM có chương trình nào tư vấn về Tiêu hóa cho trẻ em đang diễn ra không? Nếu có Mangyte giới thiệu giúp em nhé. Chân thành cảm ơn! (Lê Thị Hương - TPHCM)
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Virus hợp bào hô hấp RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan rất mạnh
  • Nhiễm trùng đường tiểu là loại nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY