Tình yêu và giới tính hôm nay

Cha mẹ nên biết: Các yếu tố gây dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh

(MangYTe) - Hiểu về dị ứng thực phẩm và các yếu tố gây ra dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ có các phương pháp đề phòng và điều trị thích hợp.

Bé sơ sinh có nhiều nguy cơ bị dị ứng thực phẩm

Nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng đó là phản ứng xảy ra dưới sự kết hợp của nhiều yếu tố di truyền lẫn môi trường.

Đậu phộng và trứng là hai trong số những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Nếu bé dị ứng với một loại thực phẩm thì cũng có khả năng dị ứng với các loại thực phẩm khác có liên quan.

Các thực phẩm gây dị ứng hàng đầu cho trẻ sơ sinh

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tuyên bố rằng các nhóm thực phẩm sau đây chiếm tới 90% các phản ứng dị ứng thực phẩm từ nhẹ tới nặng: Sữa (từ bất kỳ nguồn động vật nào, kể cả sữa mẹ), trứng, cá, động vật có vỏ giáp xác (như tôm, cua), lúa mì, đậu nành, đậu phộng, các loại hạt (như quả óc chó, quả phỉ).

Các yếu tố gây dị ứng

- Tiền sử gia đình: Xác suất dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh sẽ cao hơn nếu như có tiền sử người trong gia đình bị dị ứng. Trẻ có từ 30 đến 50% khả năng bị dị ứng nếu cha hoặc mẹ có vấn đề và 60 đến 80% khả năng dị ứng nếu cả cha lẫn mẹ của chúng đều bị.

- Tuổi của bé: Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến khoảng 8% trẻ dưới 36 tháng tuổi nhưng chỉ ảnh hưởng tới 3% người lớn. Trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương hơn người lớn do hệ thống miễn dịch kém phát triển.

- Hen suyễn: Bệnh này thường làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm.

- Có các loại dị ứng khác: Một đứa trẻ mắc phải bệnh dị ứng về da như chàm hay các loại dị ứng khác có khả năng tăng nhạy cảm với thực phẩm.

Trà Xanh

Theo Mom

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/cha-me-nen-biet-cac-yeu-to-gay-di-ung-thuc-pham-o-tre-so-sinh-20191028074532915.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY