Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chấn thương mắt ở trẻ em

Khác với người lớn, trẻ em có nguy cơ cao hơn chấn thương tại mắt do chưa ý thức được nguy cơ từ các vật dụng ngay trong gia đình hay tại trường học như đùa nhau bằng bút, compa, ném sách vở, cặp sách vào mặt nhau.

Chấn thương ở mắt có thể dẫn đến các tổn thương như: rách giác mạc, kết mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, mù vĩnh viễn... trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn tới Tu vong.

Nguyên nhân do đâu?

Tương tự như các chấn thương mắt nói chung, chấn thương mắt ở trẻ em bao gồm: chấn thương đụng giập do các vật tù như quả bóng, tay cầm xe máy, xe đạp, vết thương xuyên nhãn cầu do các vật sắc nhọn như bút, kéo, compa, bỏng mắt do các loại keo dán, hóa chất...

Chấn thương mắt

Tuy nhiên, khác với người lớn, trẻ em có nguy cơ cao hơn chấn thương tại mắt do chưa ý thức được nguy cơ từ các vật dụng ngay trong gia đình hay tại trường học như đùa nhau bằng bút, compa, ném sách vở, cặp sách vào mặt nhau, chọc que, đốt các vật liệu không rõ nguồn gốc khi chơi đùa, hoặc trẻ nhỏ có thói quen vừa chạy vừa cầm theo các vật dụng như bút, thước, đũa...

Chấn thương mắt

Triệu chứng

Tùy theo mức độ chấn thương, trẻ có thể có biểu hiện như dụi mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, mi mắt sưng nề, không mở mắt, quấy khóc hoặc các trường hợp nặng có thể thấy rách mi, giác mạc (lòng đen) mất liên tục, có tổ chức trong nội nhãn đẩy ra ngoài hoặc lòng đen đục trắng trong các trường hợp bỏng nặng...

Các triệu chứng có thể gặp tùy theo vị trí tổn thương, khi khám có thể thấy: rách mi, tụ máu mi, kết mạc, dị vật kết - giác mạc, trợt giác mạc, rách giác mạc - củng mạc, đục vỡ thể thủy tinh, xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc...

Chấn thương mắt Một số hình ảnh minh họa chấn thương tại mắt do que, bút chì, kéo cắt may.

Một số trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, do đó bất kỳ trường hợp nào nghi ngờ có chấn thương, gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay.

Xử trí tại gia đình

Đối với các trường hợp bỏng (trừ do vôi), cần rửa mắt ngay với thật nhiều nước sạch, riêng với trường hợp do vôi cần gắp loại bỏ hết vôi trước khi rửa mắt để tránh tình trạng tôi vôi ngay trong mắt gây ra bỏng nặng hơn.

Đối với các trường hợp chấn thương có thể băng che mắt và đưa bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa gần nhất. tuyệt đối không tự băng ép chặt hay rút dị vật ra khỏi mắt, cần giữ cho trẻ không day dụi mắt vì có thể làm cho tổn thương mắt nặng hơn.

Chấn thương mắt

Điều trị chấn thương mắt rất phức tạp, tốn kém, lâu dài, trên đối tượng trẻ em còn gây ra hậu quả nặng nề về chức năng thị giác vì vậy việc nâng cao hiểu biết, giúp gia đình và trẻ có thể nhận thức rõ các mối nguy hiểm tiềm tàng đến từ các vật dụng thông thường trong sinh hoạt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra các chấn thương tại mắt. gia đình cần lưu ý tránh để các vật dụng sắc nhọn trong tầm với của trẻ, tuyệt đối không cho trẻ vì đi vừa cầm theo các vật dụng có khả năng đâm xuyên như bút, đũa... tăng cường giáo dục trẻ ở lứa tuổi đến trường.

Hiện nay, kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển, nhưng chấn thương mắt vẫn không giảm, còn chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh về mắt. Đặc biệt T*i n*n trong lao động sản xuất là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương mắt chiếm tỷ lệ: 51,7%, còn lại là các T*i n*n trong giao thông: 10,7%, T*i n*n trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ: 34,6 %, thể thao chiếm tỷ lệ: 3%. Đa số các chấn thương mắt có thể được phòng ngừa nếu tuân thủ các nguyên tắc an toàn: Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tránh các đồ chơi có vật nhọn như trò bắn cung tên, ném phi tiêu hoặc các đồ chơi nguy hiểm như súng bắn đạn giả. Theo dõi sát khi trẻ chơi các trò chơi hay đồ chơi có thể gây nguy hiểm. Hướng dẫn trẻ học cách sử dụng an toàn các vật dụng có thể gây nguy hiểm như bút chì, kéo, dây chun, mắc áo… Dùng cửa chắn an toàn ở chân cầu thang hay nơi tiếp giáp cầu thang của mỗi tầng, tránh để trẻ ngã cầu thang gây chấn thương mắt. Che chắn các góc nhọn của bàn, tủ. Khóa chặt mọi ngăn kéo và cửa tủ mà trẻ có thể với tới. Giữ các loại hóa chất tẩy rửa trong gia đình xa tầm với của trẻ nhỏ.

TS. BS. Nguyễn Văn Huy (BV Mắt TW)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chan-thuong-mat-o-tre-em-n184350.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY