Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Cháu hay nhai một bên nên bị lệch mặt, giờ nên khắc phục thế nào?

Cháu tập nhai 2 bên để không bị lệch mặt nhưng khi nhai hàm bên phải thì cái răng sâu đã trám bị sưng lên, bọng mủ. Cháu có nên nhổ nó đi không?

Thưa bác sĩ, Cách đây 12 năm cháu bắt đầu chỉ nhai bằng hàm trái, tuy nhiên mặt vẫn chưa lệch nhưng để phòng cháu đã tập nhai bằng hàm còn lại. Hàm còn lại này cháu có 1 cái răng đã ch*t tủy và đã được trám kỹ rồi (từ khi trám tới nay đã 7-8 năm mà cháu không thấy đau nhức gì nữa). Nhưng mà dạo gần đây cháu chuyển qua nhai bằng hàm phải cho khỏi lệch mặt thì cứ khoảng được 3-4 ngày thì cái chỗ răng trám đó nó sưng tấy lên và có bọng mủ, đau nhức lắm nên chả nhai được nữa. Không biết là cháu bị bệnh gì và nếu đi chữa thì có mất nhiều thời gian không ạ? Hay là cháu nhổ luôn cái răng đó để cho đỡ lệch mặt sau này được không bác sĩ? Cháu xin cám ơn và chúc bác sĩ luôn mạnh khỏe! Mai Anh - TPHCM

Thói quen nhai một bên sẽ dẫn đến lệch mặt và các rối loạn về cơ khớp (Ảnh minh họa) Trả lời: Bạn Mai Anh thân, Việc nhai một bên sẽ dẫn đến sự biến đổi về khớp thái dương hàm (là khớp nối hàm dưới vào nền sọ) và cũng sẽ dẫn đến việc một số cơ nhai hoạt động quá nhiều trong khi một số cơ khác giảm hoạt động, lâu dần sẽ dẫn đến sự lệch mặt và các rối loạn về cơ khớp rất khó điều trị dứt điểm. Như vậy việc nhai đều 2 bên là bắt buộc, nếu có khó khăn gì trong việc nhai bên còn lại, chúng ta phải chữa trị để có thể nhai được 2 bên. Răng của bạn đã ch*t tủy nhưng lấy tủy chưa hay chỉ có trám lại thôi? Vì việc bạn không đau nhức cái răng đó không nói lên vấn đề gì cả. Tủy đã ch*t nghĩa là thần kinh mạch máu bên trong răng cũng ch*t theo nên bạn không còn cảm giác gì trên răng đó cả. Nhưng nếu việc chữa tủy không tốt hoặc hoàn toàn chưa chữa tủy thì vi khuẩn yếm khí bên trong sẽ vẫn gây ra viêm nhiễm vùng quanh chóp chân răng được. Bằng chứng là việc bạn bắt đầu nhai bên hàm này đã tạo 1 kích thích nhỏ khiến khối mủ bên trong xương này xì ra ngoài. Thực tế là khối mủ này đã tạo thành từ lâu và âm thầm xâm lấn ra xung quanh. Bạn cần phải đến gặp bác sĩ để nội nha lại răng này để làm sạch ổ vi khuẩn bên trong, quay Thu*c để khối mủ bên dưới tiêu đi hết và tiến hành trám lại. Nếu để quá lâu, khối mủ càng ngày càng lớn dần, gây tiêu xương và có thể gây ch*t tủy luôn những răng bên cạnh. Việc chữa nội nha phải mất vài buổi hẹn, còn lâu hay không tùy thuộc khối mủ bên dưới lớn hay nhỏ. Cho dù lâu hay mau thì bạn cũng phải chữa cái răng này. Trở lại với việc lệch mặt, việc nhổ răng không giải quyết được vấn đề này. Bạn có thể cho rằng nhổ răng hết đau thì sẽ ăn nhai 2 bên, nhưng thực chất bất cứ thay đổi gì ở bộ răng đều sẽ dẫn đến thay đổi về khớp. Những biến chứng ở khớp mới là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến việc ăn nhai của bạn, còn lệch mặt mang tính thẩm mỹ nhiều hơn. Khi nhổ răng rồi bạn phải nghĩ đến việc làm răng giả vì nếu không làm răng giả, khớp sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Răng giả thì chắc chắn không bằng răng thật về cả thẩm mỹ và chức năng. Tuy nhiên nếu đi khám và bác sĩ nói rằng răng này không thể giữ lại thì bạn nên nhổ sớm để tránh viêm nhiễm lan rộng.&

Thân! BS Đoàn Khánh Ngọc - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chau-hay-nhai-mot-ben-nen-bi-lech-mat-gio-nen-khac-phuc-the-nao-n49119.html)

Tin cùng nội dung

  • “Nhổ răng có ảnh hưởng thần kinh?” - Đây có phải là mối quan tâm của bạn thời điểm này không? Nếu có, thì bài viết này thật sự dành cho bạn. Bài viết tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Răng - hàm - mặt giải đáp thắc mắc nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh không; giải pháp an toàn khi nhổ răng.
  • Nhổ răng tuy là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn không tránh khỏi những biến chứng khó lường. Đặc biệt, tình trạng sau khi nhổ răng bị sốt là hiện tượng rất phổ biến. Vậy cách xử lý sốt sau khi nhổ răng như thế nào?
  • Bệnh viện đa khoa Hà Đông vừa phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản tiến hành khám và điều trị cho 12 bệnh nhân mất răng bằng kỹ thuật cấy ghép implant nha khoa. 12 bệnh nhân mất răng đã được cắm implant miễn phí, trong đó có trường hợp mất răng lâu nhất đã 15 năm.
  • Răng khôn thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành muộn hoặc ở độ tuổi trưởng thành sớm. Có thể vì thế mà được gọi là răng khôn.
  • Tôi bị sâu răng 2 hàm đã nhổ bỏ nay muốn cấy imlant. Xin hỏi bác sĩ sau nhổ răng bao lâu cấy là tốt nhất? Và nên chọn loại imlant của hãng nào?
  • Mỗi năm bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM ghi nhận có 30 - 50 ca tự nhổ răng tại nhà gây biến chứng.
  • Rất nhiều gia đình có con nhỏ đang ở độ tuổi thay răng sữa, khi lung lay nhiều bậc cha mẹ liền khích lệ bé tự nhổ răng, thậm chí có phụ huynh còn quyết định…tự làm “bác sĩ” nhổ răng cho con.
  • Con tôi 6 tuổi, hai răng cửa của cháu bị đau và lung lay. Chồng tôi bảo phải đưa cháu đi nhổ răng để tránh mọc lẫy, tôi thì sợ làm vậy sẽ khiến cháu bị đau.
  • ThS.BS Nguyễn Vũ Trung, Khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Hà Đông khuyến cáo những đối tượng sau đây không nên đi nhổ răng để tránh những nguy hiểm không đáng có.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY