Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Chỉ với vết thương nhỏ xíu này nhưng nếu bạn không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở

Ngày 10/1, TS BS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, các bác sĩ tại đây vừa cấp cứu thành công ca bệnh uốn ván bị suy hô hấp sắp ngừng thở do dẫm phải vật cứng.

Theo TS BS Hoàng Công Tình, cách đây 7 ngày, bệnh nhân có

Bệnh nhân nhập khoa trong tình trạng suy hô hấp, tím tái toàn thân, hai hàm răng cắn chặt, toàn thân gồng cứng và co giật liên tục.

Do hai hàm răng cắn chặt nên bệnh nhân không thể thở được, không ho khạc được làm cho nước bọt, dịch hầu họng ứ đọng ở khoang miệng dẫn đến nguy cơ trào ngược vào phổi.

BS Tình cho biết thêm, do bệnh nhân gồng cứng, co giật liên tục nên dịch và thức ăn ở dạ dày rất dễ trào ngược vào phổi làm cho tình trạng suy hô hấp càng nặng nề hơn.

Nếu không mở khí quản nhanh để tạo đường thở qua cổ thì bệnh nhân có nguy cơ Tu vong do suy hô hấp hoặc do sặc. Sau 5 phút, bệnh nhân đã có đường thở mới qua cổ, tình trạng hô hấp của bệnh nhân được đảm bảo.

Theo các chuyên gia y tế, uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Nha bào vi khuẩn xâm nhập vào vết thương trong điều kiện kị khí (không có oxy), nha bào này sẽ trở thành thể hoạt động vừa sinh sản, vừa sinh ra độc tố.

Độc tố của nó sẽ tác động vào hệ thần kinh cơ gây các biểu hiện: cứng hàm, co cứng cơ liên tục (cơ mặt, cơ gáy, cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng và tứ chi), co giật toàn thân. Bệnh nhân Tu vong thường do suy hô hấp hoặc nhiễm trùng toàn thân.

Điều trị uốn ván, chủ yếu: đảm bảo đường thở, chống bội nhiễm, điều trị triệu chứng và đảm bảo dinh dưỡng.

Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin phòng uốn ván: 3 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, sau 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi.

Khi có vết thương trên cơ thể, cần phải rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương (không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương); nếu vết thương nghiêm trọng hoặc vết thương bẩn, cần nhập viện để xử trí vết thương và sử dụng huyết thanh kháng độc tố uốn ván.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chi-voi-vet-thuong-nho-xiu-nay-nhung-neu-ban-khong-xu-ly-kip-thoi-thi-co-the-dan-den-suy-ho-hap-ngung-tho-20200110085002987.chn)

Tin cùng nội dung

  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Trên bề mặt da có rất nhiều vi khuẩn, sau khi da bị tổn thương nếu không được chăm sóc tốt vi khuẩn sẽ xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng.
  • T*i n*n trong lao động, sinh hoạt thường xuyên xảy ra hàng ngày. Cần bình tĩnh xử trí đúng cách để cầm máu và tránh vết thương bị nhiễm trùng.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Đó là cảnh báo của các nhà khoa học thuộc ĐH Aarhus (Đan Mạch) khi theo dõi 2 triệu người ở nước này, trong đó có khoảng 32.000 người mắc ADHD trong thời gian từ 1 tuổi đến năm 2013.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY