Tình yêu và giới tính hôm nay

Chồng muốn xét nghiệm ADN con trai vừa lọt lòng vì thầy bói

Những câu chuyện xảy ra với người phụ nữ sau sinh cũng đủ cả bi hài. Có người dù chưa dứt cơn đau sau sinh đã phải đối mặt với những “nhát dao” đến từ chính người chồng đầu gối tay ấp.

Trường hợp của chị Đỗ Thị Thu H. (sinh năm 1986, quê Thái Bình, đang sống tại Hà Nội) khiến nhiều người thương cảm. Chị H. đã sinh được 2 cô con gái. Vì muốn thực hiện ý nguyện của chồng và gia đình chồng, chị H. không quản ngại kinh tế, cố công tìm hiểu để sinh được một cậu con trai.

Chị H. kể chồng chị là độc đinh, vốn lại có tiếng đào hoa nên chị rất lo anh vì sức ép sinh cháu đích tôn mà có con riêng bên ngoài. 3 năm trước, chị xin nghỉ ở nhà khi đang có một công việc ổn định, thu nhập khá. Chị lấy lý do nghỉ ở nhà để chăm sóc con cái vì chồng bận bịu nhưng thực chất là chị muốn nghỉ ngơi, giảm áp lực công việc để dành thời gian sinh con trai.

Sau khi chuẩn bị được gần 300 triệu đồng, chị tham khảo các cách sinh con trai theo kiểu “đông tây y kết hợp” và nghe tư vấn của nhiều người sinh con thứ 3 trên mạng xã hội. May mắn là chị H. đã được như ý muốn. Biết “tập 3” là thai nhi bé trai, hai vợ chồng chị H. vui hơn bắt được vàng.

Tuy nhiên, mẹ chồng chị đi xem bói thì người thầy bói phán con trai bà chỉ có con một bề. Bà liền về nói chuyện với con trai. Từ đó, chồng chị H. sinh nghi ngờ, ám ảnh chuyện có thể chị H. đã âm thầm phản bội, lấy cớ “canh trứng” để đi tìm người đàn ông khác.

Ảnh minh họa

Ngày chị sinh nở, đứa bé đỏ hỏn vừa lọt lòng lại không giống cha và các chị của nó nên mối hiềm nghi càng tăng lên. Thái độ lạnh nhạt của bà nội ra thăm cháu khiến chị H. vô cùng sốc.

Loáng thoáng nghe được bà nội nói chuyện muốn làm xét nghiệm ADN cho chắc nên chị luôn cố gắng trông chừng và ôm con nhiều nhất có thể. Sinh mổ lần ba, cơn đau đến thấu xương nhưng cứ thầy chồng, mẹ chồng lại gần con là chị sợ họ nhổ tóc bé đi xét nghiệm.

Rời viện về nhà, chị H. thực sự sợ hãi khi thấy ai gần con. Suốt ngày chị ngồi ôm con và đêm đến lại khóc. Mất ngủ, phát sốt vì tắc sữa, mệt mỏi, đau đớn sau sinh khiến chị rơi vào trầm cảm.

Chỉ 1 tháng ở cữ, bà mẹ từ 63kg trước khi sinh giờ còn 51kg. Mẹ chị H. nhìn con gầy guộc, lại nghĩ tới chứng bệnh hậu sản nên đi tìm đủ thứ Thu*c bổ cho con.

Tâm bệnh của chị H. cuối cùng dẫn lối chị tới khám và xin tư vấn từ bác sĩ. Để giải quyết nút thắt trong lòng, chị H. trở về đã nói chuyện thẳng thắn với chồng rằng nếu anh đi xét nghiệm AND, dù kết quả như thế nào chị vẫn sẽ ôm con bỏ đi. Chị không thể sống với người chồng đặt lòng tin vào thấy bói và luôn nghi ngờ vợ con mình.

Sau này, đứa trẻ càng lớn càng có nét giống bố, giống mẹ nên chuyện đòi xét nghiệm ADN cũng dần quên đi. Tuy nhiên, với chị H., ký ức sau sinh trở thành vết thương lòng theo chị tới suốt cuộc đời.

TS. BS Nguyễn Hữu Trung – chuyên gia sản khoa của BV Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ anh cũng từng gặp nhiều câu chuyện người cha nghi ngờ con mình nên khi vợ vừa sinh xong đã đòi làm xét nghiệm ADN.

Cách đây không lâu, có bà mẹ vừa sinh một bé gái kháu khỉnh nhưng vì không thấy nét giống cha mình nên người cha nhờ bác sĩ lấy tóc của bé sơ sinh đi xét nghiệm ADN. Khi bác sĩ từ chối giúp lấy tóc thì người cha tỏ ra rất hằn học, khó chịu.

Một tháng sau BS Trung gặp lại người đàn ông đó. Khi hỏi về chuyện xét nghiệm thì anh ta cười nói rằng mình đã hồ đồ, lại bảo: “Em không thử nữa bác sĩ ạ, cho dù nó là con của ai, em cũng nuôi...".

BS Trung cho biết các bà mẹ sau sinh thường rất nhạy cảm với bất kỳ sự vô tình, không thấu hiểu nào của chồng hoặc người thân. Nếu rơi vào những hoàn cảnh trên họ có thể sẽ rất sốc và rơi vào trầm cảm sau sinh. Đây là bệnh lý có thể dẫn tới những hậu quả cực kỳ nguy hiểm.

Theo Phương Thúy/Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/yeu-tam/chong-muon-xet-nghiem-adn-con-trai-vua-lot-long-vi-thay-boi-1385554.html)
Từ khóa: tâm sự

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY