Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chưa hết COVID-19, đi bơi vừa vui vừa lo

Sau khi được mở cửa trở lại sau thời gian tạm ngưng do COVID-19, nhiều hồ bơi tại TP Hồ Chí Minh tấp nập trẻ em, thanh niên đến vui chơi trong mùa nắng nóng.

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Nắng nóng, hồ bơi đắt khách

16h ngày 12/5, tại hồ bơi đường Nguyễn Văn Luông (Q.6, TPHCM), khá đông trẻ em đến bơi. Cột lại mái tóc gọn gàng, trùm mũ, đeo kiếng bơi cẩn thận cho con gái 8 tuổi, chị Mai Hương (nhân viên văn phòng) không quên dặn con đừng bơi chỗ đông người, phải giữ khoảng cách…

“Mình dặn vậy thôi chứ xuống nước là con quên ngay. Sài Gòn đang vào hè, con ở nhà ngột ngạt nên tôi cho con đi bơi để vận động cho khỏe người. Tuy nhiên hồ bơi rất đông cả trẻ em lẫn người lớn, cho con bơi mà mình chứ lo nghĩ đến dịch COVID-19” – chị Hương nói.

Rất đông người đến bơi vì trời Sài Gòn đang nắng nóng

Một hồ bơi trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.10, TPHCM) vừa hoạt động lại hơn tuần nay, lúc nào cũng đông các bạn trẻ đến giải nhiệt. Trong những ngày cuối tuần, hồ bơi luôn chật kín người. Anh Thanh Hòa (22 tuổi, sinh viên) chia sẻ: “Sau những ngày cách ly, tôi muốn tham gia các hoạt động ngoài như bơi lội, chạy bộ… để tăng cường sức khỏe. Theo tôi thấy, hồ bơi hút khách nhiều nhất vì trời quá nóng, ai cũng muốn thả mình vào dòng nước mát để giải nhiệt nên có lúc hồ quá tải, nhất là vào các buổi chiều tối”.

Anh Lê Minh Thắng, quản lý hồ bơi trên đường Lê Văn Quới (Q.Bình Tân, TPHCM) cho hay, mới mở cửa hoạt động trở lại gần một tuần, lượng khách vào vui chơi khá đông nhưng so với hè năm ngoái vẫn chỉ bằng 70%. Nguyên nhân là nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại đến nơi đông người sợ mắc bệnh; hơn nữa dù đã vào hè nhưng trẻ em bây giờ mới bắt đầu trở lại trường học, vì vậy không được phụ huynh đưa đi hồ bơi vui chơi.

Hồ bơi trên đường Cách Mạng Tháng 8 đông khách

“Trước khi hoạt động trở lại, chúng tôi đã vệ sinh hồ bơi cẩn thận, phun khử clo đầy đủ… Khách đến vui chơi còn được đo thân nhiệt, rửa tay diệt khuẩn trước khi ra hồ. Đối với khách có nhiệt độ cao, ho, sốt… chúng tôi đều không cho xuống hồ” – anh Thắng khẳng định.

Cẩn thận không thừa

Theo các chuyên gia y tế, trong môi trường nước như hồ bơi, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có dấu hiệu lây truyền COVID-19. Chưa kể, trong hồ bơi có chứa chất sát khuẩn clo nên virus không tồn tại được trong môi trường nước hồ bơi.

TS-BS Trương Hữu Khanh

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) chia sẻ, bơi là một bộ môn thể thao rất tốt cho sức khỏe vì được vận động toàn thân. Trong mùa nắng nóng hiện nay thì mọi người thường đi bơi rất nhiều. Tuy nhiên hiện Việt Nam vẫn chưa công bố hết dịch bệnh COVID-19, do đó người đi bơi cẩn thận trang bị khẩu trang, nước rửa tay để phòng bệnh là điều rất nên làm.

“Tốt nhất nên chọn những hồ bơi vắng người hoặc chọn giờ thưa người để vừa vui chơi, vừa không lo lây dịch bệnh. Những người có bệnh lây nhiễm như đau mắt đỏ, cảm cúm... thì không được phép bơi. Thời gian bơi tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, hạn chế bơi buổi trưa vì có thể gặp tình trạng sốc nhiệt” – BS Khanh lưu ý.

Theo BS Khanh, buổi trưa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường thường có sự chênh lệch lớn với nước hồ bơi. Nếu đang nóng nực, đổ nhiều mồ hôi mà lập tức xuống nước sẽ khiến nước thấm vào cơ thể gây cảm nắng và nhiều bệnh khác. Vào buổi trưa, cần lựa chọn hồ bơi có mái hiên che, người bơi cần phải nghỉ ngơi vài phút để cho thân nhiệt hài hòa trước khi xuống bơi.

Anh Hồ Đức Cường, thầy dạy bơi (Q.1, TPHCM) chia sẻ, để an toàn khi tham gia các hoạt động bơi lội tại hồ bơi trong mùa dịch, mọi người cần chú ý: Lớp học bơi nên chia ra từng nhóm nhỏ từ 4-5 người. Trước khi vào hồ bơi phải kiểm tra sức khỏe những thành viên trong nhóm; Mang kiếng bơi khi bơi trong hồ; Giữ khoảng cách an toàn giữa những người bơi trong hồ từ 2m trở lên…

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) yêu cầu các bể bơi công cộng cần khử trùng bằng Clo ở mức độ cao để tiêu diệt virus như COVID-19. Trong một báo cáo về vệ sinh môi trường nước, WHO nêu ra chi tiết 15 trường hợp bùng phát virus trong bể bơi, 9 trong số đó có liên quan đến khử trùng bằng Clo không đúng cách hoặc không đủ lượng.

Theo khuyến nghị của WHO, mức độ Clo hóa phải đạt mức ít nhất 15mg/lít nước, đủ điều kiện để tiêu diệt hầu hết các loại virus.

Mặc dù virus khó có thể lây nhiễm qua môi trường nước nhưng hồ bơi công cộng lại là địa điểm tập trung đông người, có thể lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với những người có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi.

Phân xưởng vận hành – KĐN đi đầu phòng, chống dịch COVID-19

Vừa trải qua giai đoạn căng thẳng nhất của đợt cao điểm đẩy lùi dịch bệnh, Công đoàn Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam bộ (KĐN) vinh dự đón nhận Quyết định số 162/QĐ-CĐDK của Công đoàn Dầu khí Việt Nam về việc: Tặng Bằng khen cho tập thể Công đoàn KĐN và một cá nhân xuất sắc vì những thành tích quan trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Hỗ trợ trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19 tới các bệnh viện tuyến đầu

Hội Thầy Thu*c trẻ Việt Nam phối hợp với các đơn vị triển khai tặng 7 máy cấp oxy liều cao, khẩu trang 3M N95 và hàng nghìn bộ phòng dịch cấp 4 cho 7 bệnh viện tuyến đầu chống dịch COVID-19.

Siêu thị, trung tâm thương mại...dùng app đánh giá an toàn phòng chống dịch COVID-19

Ứng dụng (app) quản lý các bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng chống dịch COVID-19 ra đời để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh tự đánh giá mức độ rủi ro hoặc mức độ an toàn khi đi vào hoạt động trong điều kiện tình hình mới.

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chống dịch COVID-19 với thế giới

Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Mô hình chống dịch COVID -19 khác biệt của Thụy Điển

Khi cơn bão COVID-19 đang quét khắp thế giới thì vào thời điểm này, người dân Thụy Điển về cơ bản vẫn sống như bình thường, trái ngược hoàn toàn với các quốc gia châu Âu khác. Kiểu chống dịch khác người này khiến nhiều người lo ngại.


Uyên Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/chua-het-covid19-di-boi-vua-vui-vua-lo-1656773.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY