Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng y học cổ truyền

Bệnh nhân 68 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng thường xuyên cảm thấy rét, đổ mồ hôi lạnh, phải đi tất choàng khăn.
Bệnh nhân đang ngâm chân trong Thu*c bắc. Ảnh: Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

Bà Đoàn Thị Tính cho biết khoảng 3 tháng trước mỗi ngày bà có 4-5 cơn rét kéo dài 15-20 phút từng cơn. Trong cơn rét bà vã mồ hôi lạnh, ăn ngủ kém, mệt mỏi, sút cân, lúc nào cũng phải mang tất và choàng khăn. Bà đã điều trị một số nơi không hiệu quả, uống Thu*c tây và cả các bài Thu*c dân gian.

Giữa tháng 7, bà tới Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, khám, bác sĩ chẩn đoán đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh thực vật. Bà điều trị tại khoa Y học cổ truyền bằng các phương pháp điện châm, ngâm chân bằng Thu*c y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt, uống Thu*c hoàn kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bác sĩ Nguyễn Thị Song An, Trưởng khoa Y học cổ truyền, cho biết bệnh rối loạn thần kinh thực vật điều trị bằng y học cổ truyền rất thích hợp, an toàn, nhằm điều hòa tình trạng mất cân bằng trong hệ thần kinh. Sau 10 ngày, sức khỏe của bà Tính cải thiện rõ rệt. Bà đã có thể ngồi trước quạt gió, nằm phòng điều hòa, chân không phải đi tất và không phải mặc quần áo dài kín người nữa.

Các chuyên gia cho biết bộ phận hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật. Chức năng của thần kinh thực vật là chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi...

Rối loạn hệ thần kinh thực vật có thể do tuổi tác, di truyền hay bệnh lý của những cơ quan chi phối. Bệnh không gây Tu vong nhưng ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa. Các triệu chứng của bệnh là mệt mỏi kèm trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, ngủ không yên giấc, khó đi vào giấc ngủ. Người bệnh còn cảm thấy khó chịu, tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn...

Các loại Thu*c thường được dùng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm Thu*c an thần, chống trầm cảm, chữa mất ngủ và các rối loạn lo âu, Thu*c điều chỉnh nhu động ruột, Thu*c tim mạch, Thu*c giảm tiết mồ hôi. Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi Thu*c trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Các chuyên gia khuyên nên suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh, không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, Thu*c lá, Thu*c lào, cà phê, trà đặc... Ngoài ra, tập hít thở sâu và xoa vùng trên rốn hàng ngày để phòng và điều trị rối loạn thần kinh thực vật.

Thúy Quỳnh / Theo vnexpress

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/chua-roi-loan-than-kinh-thuc-vat-bang-y-hoc-co-truyen)

Tin cùng nội dung

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY