Đến thời điểm này, hà nội là số ít địa phương chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung trẻ em có hiv mất nguồn nuôi dưỡng ngoài cộng đồng. cơ sở cai nghiện M* t*y số 2 hà nội (xã yên bài, huyện ba vì) là ngôi nhà chung của các cháu, hiện có hơn 70 trẻ đến từ hà nội và nhiều địa phương khác. tại đây, các cháu được chăm lo chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ, uống đủ Thu*c điều trị đến việc học tập, định hướng nghề nghiệp theo hình thức gia đình thay thế.
Lớn lên trong gia đình thứ hai, nhiều trẻ nhiễm hiv đã dần khôn lớn, trưởng thành. cháu h.t.d cho biết: "sau này, cháu muốn trở thành cô giáo dạy trẻ có hiv. thực hiện ước mơ này, cháu luôn phấn đấu học tập tốt. nếu thành công, cháu sẽ lấy bản thân làm thông điệp chuyển tải niềm tin vào cuộc sống, tương lai đến những người có hiv".
Còn cháu l.m.l chia sẻ: "cháu yêu thích những công việc liên quan đến máy tính, nên được các bố, mẹ định hướng học công nghệ thông tin. với chương trình học văn hóa song song với học nghề, chỉ vài năm nữa, cháu sẽ có cơ hội hòa nhập cộng đồng".
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ có hiv tại cơ sở cai nghiện M* t*y số 2 hà nội. ảnh: minh vũ
Từ kinh nghiệm chăm sóc, điều trị cho trẻ em có hiv, chị hồ thị thu chín, cán bộ y tế của cơ sở cai nghiện M* t*y số 2 hà nội cho hay, nếu được chăm sóc đúng cách, uống Thu*c điều trị đều đặn, trẻ có hiv vẫn sống khỏe mạnh, đủ khả năng hòa nhập xã hội. trên thực tế, một số cháu lớn lên từ ngôi nhà chung dành cho trẻ có hiv đã trưởng thành. điển hình là cháu n.đ.đ, đang học năm thứ ba đại học; hay n.t.t đã có việc làm ổn định. nhiều trường hợp khác đang học trung học phổ thông song song với học nghề tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp gần cơ sở cai nghiện M* t*y số 2 hà nội.
Ông phạm đình giang, giám đốc cơ sở cai nghiện M* t*y số 2 cho biết, với các em nhỏ nhiễm hiv, trung tâm đặc biệt quan tâm đến sức khỏe các em. "Thu*c arv và các xét nghiệm liên quan được đưa vào danh mục chi trả của bhyt là điều rất ý nghĩa đối với các bệnh nhân hiv. nếu không có thẻ bhyt, thực sự sẽ là gánh nặng cho các em sau khi rời khỏi trung tâm"- ông giang chia sẻ.
Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm thành phố hà nội tặng quà cho trẻ nhiễm hiv/aids, trẻ bị ảnh hưởng bởi hiv/aids tại cơ sở cai nghiện M* t*y số 2 hà nội.
Cũng theo ông giang, nhờ sự quan tâm của chính quyền và các ban ngành, trong đó có ngành y tế, bhxh, việc cấp phát Thu*c arv và vật tư y tế phục vụ điều trị cho các em rất thuận lợi. qua đó, giúp cơ sở yên tâm tập trung chăm sóc và xây dựng nơi đây thành mái nhà chung hạnh phúc cho mọi người. đồng thời, là nơi viết tiếp những ước mơ còn dang dở, để các em có thể vững tin hòa nhập cộng đồng, sống tiếp một cuộc đời ý nghĩa...
Đối với trẻ có HIV sống ngoài cộng đồng, các cháu cũng được chăm sóc thường xuyên về y tế, giáo dục. Còn với người lớn, 100% số người có HIV được khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để điều trị bằng Thu*c ARV, giúp họ phục hồi hệ thống miễn dịch, tránh được các nhiễm trùng cơ hội, cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác... Thậm chí, để thu hút người có HIV đi điều trị, thành phố Hà Nội còn có chính sách thưởng tiền cho những tổ chức, cá nhân vận động họ tiến hành điều trị lần đầu và cả những lần kế tiếp.
Clb mặt trời của bé tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em sống chung với hiv tại huyện ba vì, tp hà nội. ảnh: hoàng mẫn
Những người cần vốn tạo dựng cuộc sống sẽ được ưu tiên tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi từ hệ thống ngân hàng chính sách xã hội. đây là giải pháp hiệu quả giúp người có hiv vượt qua tâm lý tự ti, mặc cảm để hòa nhập cộng đồng.
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng bị ảnh hưởng cai nghiện ma túy cộng đồng hiv/aids hòa nhập hòa nhập cộng đồng trẻ em trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trẻ nhiễm hiv