Tình yêu và giới tính hôm nay

Chuyên gia giáo dục phản biện đề xuất tổ chức 4 kỳ nghỉ/năm

Trước ý kiến của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đề nghị Sở GDĐT đề xuất bộ GDĐT tổ chức 4 kỳ nghỉ/năm, nhiều chuyên gia cho rằng xé lẻ kỳ nghỉ còn cần phải nghiên cứu dài.

Phải bàn tính thật kỹ

Ngày 14/2, UBND thành phố Hà Nội họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.

Tại cuộc họp này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đề nghị Sở GD&ĐT đề xuất bộ GD&ĐT tổ chức 4 kỳ nghỉ trong một năm như nhiều quốc gia khác thực hiện. Có thể nghỉ hè chỉ kéo dài 35 ngày, nghỉ Tết một tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại kéo dài 2 tuần.

Tuy nhiên, đề xuất này lại nhanh chóng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Có ý kiến thì đồng tình, nhưng cũng có ý kiến cho rằng không nên xé lẻ kỳ nghỉ…

Để rộng đường dư luận, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe ý kiến phân tích từ một số chuyên gia giáo dục.

Trao đổi với PV, chuyên gia giáo dục TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học (ĐH), bộ GD&ĐT cho biết: “Hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam là một hệ thống giáo dục thống nhất, một chương trình học, tổ chức các kỳ thi cũng phải thống nhất. Nên, nếu nghỉ 4 kỳ/năm thì theo tôi phải thống nhất cả nước”.

TS. Khuyến cho biết thêm, nếu muốn thống nhất cả nước thì phải có sự đồng thuận của tất cả các thành phố, các tỉnh, chứ không phải chỉ riêng Hà Nội làm là được.

“Chuyện này còn cần phải bàn dài dài về cái lợi, cái hại. Bởi, trên thế giới cũng có nước nghỉ 4 kỳ, thay đổi như vậy phải thay đổi đồng bộ. Không thể áp dụng cho từng tỉnh”, TS. Khuyến phân tích.

Cũng trao đổi thêm về việc nếu đề xuất nghỉ 4 kỳ/năm đi vào thực tiễn, TS. Khuyến cho rằng: “Đất nước chúng ta có dải đất dài, có vùng có thời tiết, khí hậu khác nhau, có vùng núi, vùng đồng bằng nên phải bàn kỹ, chứ không phải chỉ áp dụng trên địa bàn một thành phố. Bởi, nó liên quan đến thống nhất kỳ thi trên cả nước”.

Cũng theo TS. Khuyến, ý tưởng tốt hơn áp dụng tránh dịch bệnh, thiên tai xảy ra đó chính là dạy học qua truyền hình, điều này mới khả thi nhất.

Nên nghỉ 3 kỳ

Trao đổi với PV, Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh cho biết ông có ý kiến khác so với đề xuất của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

“Theo tôi, một năm chỉ cần chia 3 học kỳ là đủ, một học kỳ 3 tháng kèm theo 1 tháng nghỉ xen kẽ là được. Không cần thiết phải chia tới 4 kỳ nghỉ nó bị lẻ ra”, ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cũng phân tích: “Mỗi kỳ sẽ bao gồm 3 tháng học, một tháng nghỉ (trừ những ngày nghỉ theo quy định của nhà nước, tháng nghỉ đó có thể chia theo nhu cầu nhà trường, không nhất thiết phải nghỉ giống nhau). Ví dụ, trừ những đợt nghỉ lễ như 30/4, 2/9… tính ra một năm mất khoảng 12 ngày nghỉ, còn nghỉ Tết âm lịch thêm 2 tuần nữa là tổng 27 ngày chúng ta nghỉ theo quy định.

Còn lại, nhà trường cảm thấy thích nghỉ thế nào thì cho học sinh nghỉ như thế, không nhất thiết phải nghỉ giống nhau. Miễn sao, phải đảm bảo thời lượng học (ví dụ như từ tháng 1 đến tháng 4 xong học kỳ 1, từ tháng 5,6,7,8 là xong học kỳ 2, tháng 12 là xong học kỳ 3).

Đề xuất đưa ra cần có thời gian tham khảo, có kế hoạch rõ ràng thi cử ra sao. Còn quan điểm của tôi một năm chia làm 3 kỳ nghỉ, chia như vậy sẽ không bị ảnh hưởng học dồn, học bù”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.vn/chuyen-gia-giao-duc-phan-bien-de-xuat-to-chuc-4-ky-nghi-nam-538581.htm)

Tin cùng nội dung

  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • S*nh l* là nhu cầu đời thường của cả nam và nữ song theo năm tháng, chức năng đó dần thoái hóa, dẫn đến nhiều vấn đề rắc rối.
  • Trở lại với công việc sau một kỳ nghỉ dài không bao giờ dễ dàng và để làm điều đó chúng ta cần một số điều chỉnh.
  • Dư luận không ngừng xôn xao về việc nam ca sĩ trẻ T. vừa gặt hái được chút hào quang đã vội có thái độ ngôi sao, những cách hành xử rất thiếu chuyên nghiệp.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY