Tình yêu và giới tính hôm nay

Có 1 loại cảm xúc kì lạ trong tình yêu và hôn nhân mà không ai lý giải nổi và phải hiểu được mới biết khống chế bản thân

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi yêu đơn phương một người, người ta thường hay đồng thời ghét người đó.

Bỗng một ngày đẹp trời bạn cảm thấy ghét người mà bạn đang yêu và bạn sợ hãi với cảm giác này. Đừng lo vì không chỉ có bạn mà còn rất nhiều người rơi vào tình trạng này đấy.

Ở một mức độ nhất định, ghét người mình yêu là điều khá bình thường. Tại sao ư?

Nhiều người cho rằng yêu và ghét là hai loại cảm giác trái ngược nhau. Nhưng không, trong thực tế thì chúng lại hoàn toàn có liên quan và gắn bó mật thiết với nhau.

Bạn cần phải biết rằng chỉ có máy móc mới nghe lời và làm theo những gì đã được lập trình sẵn. Ngược lại con người giải quyết tất cả các yếu tố tác động từ cả bên trong lẫn bên ngoài. Chúng ta chắc chắn không thể nào mỗi ngày đều nghĩ và cảm giác giống nhau lặp đi lặp lại. Đúng là mỗi người sẽ có những tính cách và trạng thái nhất định nhưng họ vẫn thay đổi ở một mức độ nào đấy. Vậy nên khả năng ghét người mình yêu vẫn có thể xảy ra.

Yêu và ghét cũng giống như sự hiện diện của 2 mặt trên đồng tiền xu

Không có ai trên đời là luôn luôn ở một trạng thái. Đôi lúc cả tình yêu vĩ đại nhất cũng không tránh khỏi cảm giác ghét bỏ. Chẳng hạn như bạn là một bà mẹ vô cùng yêu con nhưng bạn có chắc rằng bạn sẽ không bao giờ nổi cáu khi con mình mắc lỗi không?

Khi yêu thì hầu như ai cũng có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau về mặt cảm xúc. Bất cứ điều gì đối phương làm đều cũng có khả năng ảnh hưởng đến bạn và ngược lại, ảnh hưởng ở đây là cả mặt tốt và mặt xấu.

Chúng ta trở nên nhạy cảm với những hành động và lời nói của người mình yêu. Nếu đối phương đáp ứng được những mong đợi của bạn thì bạn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Ngược lại khi người đó làm bạn buồn hay tổn thương, cảm giác chán ghét sẽ xâm chiếm lấy bạn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn ghét đối phương mà chỉ là bạn đang không đồng tình với những hành động của họ mà thôi.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi yêu đơn phương một người, người ta thường hay đồng thời ghét người đó.

Bởi vì tình yêu không được đáp lại nên ta bắt đầu vạch lá tìm sâu, cố đào bới những khuyết điểm của đối phương để loại bỏ cảm giác yêu thích. Nhưng sự ghét bỏ cũng có thể xảy ra ngay cả khi tình yêu được đáp lại.

Bạn cảm thấy mệt mỏi khi dành quá nhiều thời gian cho đối phương. Dễ thấy nhất là trong mấy tháng xảy ra dịch Covid, các cặp vợ chồng có nhiều thời gian ở nhà với nhau hơn, đây là lúc vấn đề nảy sinh khi mà bất đồng về những việc vụn vặt trong gia đình bắt đầu xâm chiếm. Chuyện dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, nuôi dạy con cái hay đơn giản chỉ là việc anh muốn xem đá bóng còn em lại muốn xem phim và chẳng ai chịu nhường ai khiến mâu thuẫn bùng nổ. Dành thời gian cho nhau là việc nên làm nhưng dành tất cả thời gian cho nhau thì chưa chắc đã tốt. Ai cũng cần có những khoảng lặng của riêng mình.

Bạn làm đối phương thất vọng, đối phương cũng khiến bạn thất vọng. Chúng ta thường có xu hướng lý tưởng hoá người mình yêu. Lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu, người yêu trong mắt ta là một người tuyệt vời gần như không có khuyết điểm. Nhưng sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ nhận ra rằng chẳng có ai là hoàn hảo cả.

Ví dụ như khi yêu và khi kết hôn thì khác nhau hoàn toàn. Giai đoạn yêu mà chưa cưới, ai cũng sẽ cố thể hiện những gì tốt nhất cho đối phương thấy còn cái xấu thì ẩn vào trong. Nhưng đến khi cùng chung một nhà, mọi thói hư tật xấu đều được phô bày. Và rồi chúng ta vỡ mộng.

Trong mỗi người luôn hiện diện những tính cách đối lập nhau. Một người có thể vừa thông minh vừa khờ khạo, vừa người lớn vừa trẻ con hay vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối. Chỉ là tính cách nào chiếm ưu thế mà thôi.

Trong tình yêu, sẽ có những lúc bạn phải hi sinh nhu cầu và sở thích của mình cho mong muốn và kỳ vọng của đối phương. Giống như việc bạn thỉnh thoảng phải làm những điều mình không thích và điều đó khiến bạn không vui. Bạn sẽ nghĩ rằng tại vì đối phương mà mình phải gượng ép bản thân như thế, rồi bắt đầu thấy ghét người đó.

Ngay cả chính bạn đôi khi còn thấy chán ghét bản thân mình thì làm sao tránh khỏi việc ghét người mình yêu. Sẽ có lúc bạn làm đối phương thất vọng và đối phương cũng làm bạn thất vọng bởi vì không có mối quan hệ nào là mãi mãi êm đềm cả.

Ghét người mình yêu, tại sao không?

Khoa học chứng minh rằng sự cân bằng và thấu hiểu trong tình yêu chỉ thật sự xuất hiện khi tình yêu đó đã trải qua những khó khăn thử thách. Thỉnh thoảng bạn có thể cảm thấy chán ghét người mình yêu nhưng nếu bạn yêu người đó thật sự thì chắc hẳn bạn sẽ tìm cách vun đắp lại tình cảm và giải quyết vấn đề xảy ra. Đấy mới là tình yêu đích thực.

Ai cũng có thể trở nên tốt hơn. Ai cũng sẽ có những tính cách mà chính bản thân họ không thích. Một vài người nghĩ rằng họ không thể thay đổi để hoàn thiện bản thân, điều đó không có nghĩa họ là người xấu, hãy chấp nhận rằng đó là màu sắc của họ.

Đừng lo sợ khi cảm giác ghét bỏ xuất hiện trong tình yêu của bạn. Đó không phải là bệnh. Cũng không phải là bạn hết yêu đối phương. Càng không chứng tỏ bạn là người xấu xa. Nếu bạn yêu thật lòng thì nên cùng người đó tìm cách giải quyết vấn đề, đừng để sự chán ghét tồn tại quá lâu nhé. Hãy chấp nhận như thể nó là một cơn mưa giông bất chợt và sẽ trời quang mây tạnh sớm thôi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-1-loai-cam-xuc-ki-la-trong-tinh-yeu-va-hon-nhan-ma-khong-ai-ly-giai-noi-va-phai-hieu-duoc-moi-biet-khong-che-ban-than-20200718222733668.chn)

Tin cùng nội dung

  • Phụ nữ phức tạp còn đàn ông thì thẳng thắn. Thế nhưng, quý ông cũng có những lúc khó mở lời.
  • Nữ giới thường được cho là hay nói giảm nói tránh, ít chịu thẳng thắn, thành thật về những gì bản thân cảm thấy.
  • Không cách nào so sánh được tình yêu mà người cha dành cho con mình với tình yêu mà bạn dành cho những người khác.
  • Khi người vợ cảm thấy hài lòng, cô ấy sẽ gắng sức để mang lại trải nghiệm tương tự cho chồng mình.
  • T*nh d*c không phải chỉ nhằm giải quyết nhu cầu phần “con” mà nó đòi hỏi chủ nhân của bữa tiệc phải thật tinh tế và phụ thuộc nhiều vào các chất xúc tác nữa.
  • Ở tuổi trung niên, nhiều yếu tố chi phối sức khỏe: áp lực công việc và gia đình... khiến đời sống chăn gối của chị em cứ lụi dần...
  • Đứng ven hồ Ngọc Khánh chờ đón con đi học về. Gió cào trên mặt hồ gợn sóng, lá cây bay nhảy xào xạc, nắng nhuộm vàng những thảm cỏ... Mùa thu đến rồi!
  • Đọc lá thư, ban biên tập cũng cảm thấy xúc động trước những nét chữ run rẩy, nhiều câu từ còn ngô nghê của một người dân tộc đã có tuổi. Ông đã nhiều lần nhắc tới hai từ “cảm ơn” các bác sĩ, cảm ơn “bác sĩ Bộ Trưởng”.
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY