Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

Có 3 biểu hiện khi uống nước thì cần phải hết sức chú ý và nên đi khám bệnh ngay

Chúng ta thường nghe đến câu nói: Muốn sống trường thọ, nhất định phải uống nhiều nước. Vì uống nhiều nước có thể làm loãng máu, thúc đẩy sự bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể, nhưng bạn có thể không biết, có khi uống nước cũng có thể giúp chúng ta phán đoán có thể có mắc bệnh hay không.

Theo chia sẻ của một bác sĩ, tuần trước có điều trị cho một bệnh nhân, anh ta nói với bác sĩ, mỗi ngày đều uống rất nhiều nước, ít nhất 2 đến 3 lít nước, tuy nhiên cơ thể luôn trong tình trạng vào nhà vệ sinh và khát nước. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân này mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Do đó, bất luận đàn ông hay phụ nữ có 3 biểu hiện khi uống nước, cần phải chú ý:

1. Khi uống nước xuất hiện tiểu ít, thậm chí không đi tiểu

Nếu có dấu hiệu trên, tất cả mọi người nhất định phải chú ý, điều này cho thấy sự xuất hiện của bệnh thận. Về lý thuyết, chúng ta uống nhiều nước, sẽ đi tiểu nhiều hơn, đó là sự cân bằng về lượng, nhưng nếu bạn uống rất nhiều nước, đi tiểu rất ít hoặc hầu như không vào nhà vệ sinh thì chứng tỏ, chức năng đào thải của thận xuất hiện sự bất thường, chẳng hạn như suy thận cấp tính, urê huyết, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Khi uống nước xuất hiện tiểu nhiều, khô miệng

Rất nhiều người vì khô miệng nên uống rất nhiều nước, nhưng uống nước càng nhiều, tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng hơn, giống như đã đề cập đến tình trạng ở bệnh nhân bên trên. Lúc này bạn nhất định phải cảnh giác xem bản thân có bị tiểu đường hay không, khô miệng, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, đều là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.

Nếu xuất hiện tình trạng này, không chú ý, theo thời gian rất có thể sẽ gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường… Một khi biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra, sẽ rút ngắn tuổi thọ của con người, trở thành "kẻ Gi*t người" thực sự.

Ngoài ra, khô miệng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.

3. Khi uống nước, toàn thân xuất hiện phù nề

Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, dù uống rất nhiều nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù. Tuy nhiên, nhiều người sợ uống nước, bởi vì một khi uống nước thì toàn thân xuất hiện phù nề, lúc này không được chủ quan, nhất định là thận có vấn đề. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.

Đồng thời các bệnh về gan, tim, suy dinh dưỡng… khởi phát cơ thể cũng có xuất hiện tình trạng phù nề sau khi uống nước. Điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần phải kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra.

Uống nước đúng cách?

1. Uống nước với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần: Mỗi lần uống từ 100 ml - 150 ml là phù hợp, cứ cách nửa giờ uống một lần.

2. Tránh uống "nước đá": Cố gắng không uống nước đá hoặc đồ uống lạnh, uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

3. Bổ sung muối kịp thời: Uống nước muối nhạt, để bổ sung lượng muối vô cơ do mồ hôi thải ra từ cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.

(Nguồn: Sohu)

Hà Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/co-3-bieu-hien-khi-uong-nuoc-thi-can-phai-het-suc-chu-y-va-nen-di-kham-benh-ngay-222020830449862.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY