Bài giảng sinh lý bệnh hôm nay

Cơ chế bù trừ trong nhiễm Acid Base: qúa trình bệnh lý, cơ chế bệnh sinh, hoạt động cơ quan tổ chức

Sự di chuyển của Cl- từ huyết tương vào trong hồng cầu và HCO3- từ hồng cầu ra huyết tương do CO2 tăng lên ở tổ chức (hiện tượng Hamberger).

Nhiễm toan chuyển hóa

Phổi: Tăng thải CO2 đưa đến nhịp thở Kussmaul.

Thận: Tăng bài tiết ion H đưa đến nước tiểu acid và NaHCO3 biến mất khỏi nước tiểu.

Bù do hệ đệm và trao đổi ion: một phần H2CO3 được chuyển đổi thành HCO3-, một phần H quá tải ở ngoại bào di chuyển vào nội bào để được đệm bởi các hệ đệm nội bào.

Nhiễm toan hô hấp

Thận giảm bài tiết HCO3-.

Thận tăng bài tiết ion H .

Sự di chuyển của Cl- từ huyết tương vào trong hồng cầu và HCO3- từ hồng cầu ra huyết tương do CO2 tăng lên ở tổ chức (hiện tượng Hamberger).

Nhiễm kiềm chuyển hóa

Phổi: giảm thông khí.

Thận: giảm bài tiết ion H . Ngoài ra tùy nguyên nhân và mức độ mà thận có thể tăng bài xuất NaHCO3, giảm xuất Clo, giảm sản xuất NH3, giảm bài xuất các acid hữu cơ.

Bù do hệ đệm và trao đổi ion: một phần bicarbonat chuyển đổi thành H2CO3, một phần H từ nội di chuyển ra ngoại bào.

Nhiễm kiềm hô hấp

Thận tăng bài tiết HCO3-.

Thận giảm bài tiết ion H .

Có sự điều chỉnh bằng cách HCO3- vào trong hồng cầu đổi lấy ion Cl- ra lại huyết tương do HCO3- thừa nhiều so với pCO2 do đó dự trữ kiềm giảm.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bgsinhlybenh/co-che-bu-tru-trong-nhiem-acid-base/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY