Tâm sự hôm nay

Con trai 7 tuổi bị bệnh nặng, bố xét nghiệm để hiến thận thì biết không cùng huyết thống, nhưng việc làm sau đó mới là điều khiến vợ lặng người

Anh bảo: “Ngày hôm nay anh bước vào căn phòng này, có thể sẽ thành công hoặc không. Nhưng anh vẫn muốn nói cho em biết, anh tự nguyện. Vì con, anh có thể làm tất cả”.

Khi con trai và chồng tôi đã được đưa vào phòng hậu phẫu, tôi mới có thời gian để trải lòng mình. đứng ngoài phòng phẫu thuật, tôi cảm nhận thời gian trôi qua dài như mấy năm vậy.

Chồng và con tôi vừa trải qua một cơn đại phẫu. Thật may mắn là ca mổ đã thành công tốt đẹp. Nhưng những gì mà chồng tôi nói khiến tôi nhớ cả đời. Anh bảo: “Ngày hôm nay anh bước vào căn phòng này, có thể sẽ thành công hoặc không. Nhưng anh vẫn muốn nói cho em biết, anh tự nguyện. Vì con, anh có thể làm tất cả”.

Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ, một người bố cứu con nên nói vậy là chuyện bình thường. nhưng không, chồng tôi chỉ là bố của con trên pháp luật. còn về mặt di truyền, anh hoàn toàn không cùng huyết thống với thằng bé.

Nói đến chuyện này, tôi cảm thấy tội lỗi vô cùng. Vợ chồng tôi sống với nhau đã 10 năm, cuộc sống của chúng tôi hạnh phúc lắm. Hàng xóm ít khi nghe gia đình tôi to tiếng. Thậm chí nhiều người còn nói chồng tôi chính là mẫu hình lý tưởng của mọi người đàn ông.

Nhưng gia đình nào cũng vậy, luôn có góc khuất mà người ngoài không thể nhìn thấy được. Hồi mới cưới nhau, vợ chồng tôi sống xa nhau 3 năm trời. Chồng tôi là dân lái tàu, anh cứ đi biền biệt suốt. Có khi cả năm anh chỉ ở nhà một vàng tháng, còn lại là những tháng ngày lênh đênh trên biển.

Cũng vì vậy mà mấy năm trời, vợ chồng tôi không có một đứa con. Người không hiểu thì nghĩ chúng tôi hiếm muộn. Nhưng người nào biết hoàn cảnh sẽ nhận ra, nguyên nhân con đến chậm với chúng tôi là do chồng tôi cứ xa nhà chẳng có thời gian ở gần vợ.

Tôi còn nhớ năm ấy, tôi bị ốm liên miên. Chồng tôi thì ở xa, sốt ruột cho vợ nên mới nhờ cậu bạn thân qua để chăm sóc những lúc tôi bị ốm. Có một đêm, tôi và anh ta đã không kìm chế được mà đến với nhau. Sau đêm ấy, chúng tôi thỏa thuận không gặp lại nhau, cũng xem như tôi và anh ta chưa xảy ra chuyện gì.

Một thời gian sau thì tôi biết mình có thai. Chồng tôi vì vui mừng nên cũng nghỉ việc, ở nhà kinh doanh. Dĩ nhiên tôi cũng lo lắm, vì chẳng biết đứa con trong bụng mình là con của chồng hay là người đàn ông kia.

7 năm nay, lòng tôi cứ lấn cấn nửa muốn nửa không muốn biết sự thật. 1 tháng trước, con tôi bị suy thận. tình hình nghiêm trọng đến nỗi bác sĩ yêu cầu cả nhà tôi xét nghiệm tìm thận tương thích để ghép cho con. tôi và chồng đều xét nghiệm. nhưng hôm ấy trở ra, anh hỏi tôi: “ai là bố thằng bé”.

Câu hỏi đó làm tôi ch*t lặng. tôi định giấu, nhưng nghĩ kỹ lại và thấy mình quá tội lỗi nên đã nói toàn bộ sự thật. vậy mà chồng tôi vẫn bao dung quá. anh nói chuyện của chúng tôi sẽ tính sau, còn trước tiên, anh cần cứu con đã. trong mắt chồng tôi, đứa trẻ đang bị bệnh là con của anh, mãi mãi là như vậy.

Theo Nguyễn Hạnh/Phụ Nữ Sức Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/tam-su-gia-dinh-38/con-trai-7-tuoi-bi-benh-nang-bo-xet-nghiem-de-hien-than-thi-biet-khong-cung-huyet-thong-nhung-viec-lam-sau-do-moi-la-dieu-khien-vo-lang-nguoi-347138)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY