Dáng đẹp hôm nay

Con trai bị bỏng nước sôi, mẹ sơ cứu bằng thứ nước này được bác sĩ khen hết lời

Sau màn sơ cứu sai cách của người bà ở Liêu Ninh, bác sĩ đã đưa ra phương hướng xử trí đúng đắn.

Mới đây, một em bé 17 tháng tuổi ở liêu ninh (trung quốc) nhập viện trong tình trạng bị bỏng, thậm chí còn rất nặng vì sơ cứu sai cách của người lớn khiến bác sĩ vô cùng tức giận.

Theo lời kể từ người nhà, cậu bé đã đi vào khu vực phích nước sôi bà vừa đun thì không may làm vỡ phích nên bị bỏng. phần da non nớt của bé đỏ ửng, có dấu hiệu bị tróc ra.

Trong lúc cuống cuồng không biết xử trí ra sao, người bà liền lấy nước tương để đổ lên vết bỏng với hy vọng làm giảm sức nóng. thế nhưng tình hình lại càng nguy cấp hơn. sau khi nhập viện, các bác sĩ nhận định rất có thể phải cắt bỏ phần tay bị hoại tử của bé chỉ vì sơ cứu sai cách của bà.

Thay vào đó, vị bác sĩ kể một trường hợp người mẹ biết cách sơ cứu đúng đã giúp cứu mạng con trai 17 tháng.

Đó là trường hợp của cậu bé 17 tháng tuổi ở hàng châu. bé bị bỏng khi đang được mẹ cho đi tắm. khi chưa kịp pha nước nguội vào với phần nước sôi thì đứa trẻ đã nhào người vào chậu nước nước sôi dẫn đến bị bỏng khắp người.

Trong khi một số người nhà vội vã định cho bé nhập viện thì người mẹ ngăn lại, cô mở voi hoa sen xả nước lạnh nhẹ nhàng trực tiếp vào những vết bỏng của con trai. Cô làm liên tục như thế trong 1 giờ liền mới đưa con đến bệnh viện.

Các bác sĩ tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi khoa đại học chiết giang đã rất khen ngợi hành động sơ cứu kịp thời của người mẹ.

"xả nước lạnh vào người bé có thể làm giảm nhiệt độ của bề mặt da bị bỏng, trung hòa nhiệt độ và giảm đau" - bác sĩ nói.

Sơ cứu đúng cách trẻ bị bỏng

Theo chia sẻ từ bác sĩ nguyễn thống - nguyên trưởng khoa bỏng (bệnh viện đa khoa xanh pôn), thực tế trường hợp bỏng trong sinh hoạt, đặc biệt là bỏng hơi, bỏng nước sôi rất hay xảy ra, chiếm đến 80% các trường hợp bị bỏng nhập viện. tuy nhiên, trẻ nhỏ thường hay gặp hơn là người lớn.

Theo đó, đa số trường hợp bỏng nước sôi do sinh hoạt xảy ra khi đun nước sôi, bỏng ấm pha trà, bỏng nước mỳ tôm, hơi nồi cơm điện, nóng lạnh…

Đối với những trường hợp bị bỏng nặng do nhiệt mà trực tiếp là nước sôi, bác sĩ thống cho rằng việc cần làm ngay là nhanh chóng làm nguội vết thương bằng cách để vùng bị tổn thương dưới vòi nước chảy ít nhất 5 phút hoặc ngâm ngay vùng bỏng nước sôi vào nước lạnh (16-20 độ c) trong vòng 15-20 phút cho đến khi cơn đau dịu bớt.

“phương pháp tốt nhất để sơ cứu bỏng nước sôi hiệu quả là giữ cho vết bỏng sạch sẽ, không được động chạm gì vào vết bỏng. chẳng may vết bỏng ở những chỗ dễ đụng chạm, có thể dùng một băng vải đắp lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng sau đó đến bệnh viện để được sơ cấp cứu kịp thời”, bác sĩ thống chia sẻ.

Ngoài ra, việc băng bó giúp cho vết bỏng không tiếp xúc với không khí, giảm đau và bảo vệ mụn nước. Tuy nhiên cần chọn băng gạc phù hợp vệ sinh. Gạc quấn hờ, quấn lỏng quanh vết thương tránh tạo áp lực lên vùng da bị bỏng. Nếu không có băng đạt tiêu chuẩn thì tốt nhất là giữ nguyên vùng da bị bỏng, tránh đụng chạm.

Với những vết bỏng nhẹ không cần đến bệnh viện, cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ, không đụng chạm vào vết thương trong 24 giờ. sau 1 ngày, có thể rửa vết bỏng nước với xà phòng cùng với nước lạnh hoặc một dung dịch nước muối S*nh l*. rửa vết bỏng mỗi ngày một lần, lau vết bỏng cho khô sau khi rửa.

Để phòng tránh T*i n*n bỏng nói chung và bỏng nhiệt trong sinh hoạt gia đình nói riêng, bác sĩ nguyễn thống cho rằng, khi đun nấu hoặc để vật dụng có thể gây bỏng cần hết sức lưu ý. nên quy định chỗ để những vật dụng đó và tránh xa tầm với của trẻ em.

Khi sử dụng cần kiểm tra độ chắc chắn cũng như thử độ nóng trước khi sử dụng ví dụ như với chào, mỳ tôm, nước chè… Khi tắm cho trẻ, dùng tay thử độ nóng khi pha nước, không xịt nước thẳng từ vòi vào trẻ để tránh nhiệt độ của bình không ổn định.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/con-trai-bi-bong-nuoc-soi-me-so-cuu-bang-thu-nuoc-nay-duoc-bac-si-khen-het-loi-20200610150020420.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào dịp cuối năm, bệnh nhi bị bỏng lại tăng lên do người lớn bận rộn chuẩn bị đón Tết nên lơ là việc trông nom trẻ.
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Bỏng nhẹ thường tự khỏi mà không cần chữa trị. Khi lành, bỏng có thể làm thay đổi sắc tố da, nghĩa là vùng da hồi phục sẽ có màu khác so với xung quanh
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY