Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Công dụng chữa bệnh của cây đại ngải Y học cổ truyền

Theo Đông y, đại ngải có công năng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. Công dụng chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu,...
Theo Đông y, đại ngải có công năng khu phong, tiêu thũng, hoạt huyết, tán ứ. công dụng c">công dụng chữa cảm sốt, ho, đầy bụng khó tiêu,... Dùng ngoài chữa đinh nhọt, ghẻ, ngứa,...

Đại ngải còn có tên khác là mai hoa băng phiến, long não hương, từ bi, đại bi, mai phiến, mai hoa não, ngải nạp hương, co nát (Thái), phặc phà (Tày). Cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông. Lá mọc so le, phiến lá có lông, mép có răng cưa hay nguyên. Cụm hoa hình ngù ở nách lá hay ở ngọn, gồm nhiều đầu, trong mỗi đầu có nhiều hoa màu vàng. Quả bế có lông. Toàn cây có mùi thơm của long não. Cây ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 7 - 8.

Cây mọc hoang ở khắp nơi. Bộ phận dùng làm Thu*c là lá, tinh dầu chưng cất từ lá (còn gọi là mai hoa băng phiến). Có thể thu hái lá quanh năm, chủ yếu vào mùa hè. Thu hái toàn cây vào mùa Hạ và Thu, dùng tươi, hoặc phơi hay sấy khô.

Một số đơn Thu*c thường dùng

Chữa cảm sốt, bí mồ hôi: Dùng riêng lá đại ngải 5 - 10g sắc uống, hoặc phối hợp với các loại lá có tinh dầu khác để xông chữa cảm. Cách làm như sau: Lá đại ngải, lá bưởi, lá chanh, lá sả, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, cho tất cả vào nồi đun sôi. Để nồi nước trước mặt người bệnh, trùm chăn kín, lấy đôi đũa khuấy đều nước để hơi nước bốc lên cho ra mồ hôi. Xông 2 - 3 lần 1 tuần. Cần chú ý khi xông phải ở nơi kín gió vì khi xông xong, ra nhiều mồ hôi nếu gặp gió lùa dễ bị cảm lạnh.

Chữa đầy bụng, khó tiêu: Lá đại ngải 20 - 30g sắc uống trong ngày. Uống 3- 5 ngày.

Chữa đau bụng kinh: Rễ đại ngải 30g, ích mẫu 15g sắc uống. Dùng 1 tuần trước kỳ kinh.

Chữa ghẻ: Lá đại ngải tươi, lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt đặc bôi đến khi khỏi.

Chữa ho do viêm họng: Lá đại ngải 200g, lá chanh 50g, rễ cà gai leo 100g, rễ thủy xương bồ 100g, củ sả 100g, trần bì 50g. Tất cả các vị Thu*c phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần chắt lấy 700ml nước Thu*c, rồi thêm 300ml sirô để được 1 lít cao. Người lớn ngày uống 40ml, chia làm 2 lần.

Bác sĩ Thu Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-chua-benh-cua-cay-dai-ngai-y-hoc-co-truyen-15201.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng đầy hơi khó tiêu thường bị hiểu lầm là bệnh và triệu chứng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng làm bạn khó chịu.
  • Em bị ợ hơi, đầy bụng, ợ chua, chán ăn, khó ngủ. Em đi nội soi bao tử, kết quả là bao tử rất tốt, không bị viêm loét gì cả.
  • Chứng khó tiêu không phải là căn bệnh trầm trọng nhưng nó lại khiến bạn thấy mệt mỏi với cảm giác đầy hơi hay ợ hơi, buồn nôn và đôi khi là nôn.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon.
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY