Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Cứu lấy trái tim cho vận động viên thể dục dụng cụ Lý Nhật Văn

Bệnh nhân Lý Nhật Văn, 18 tuổi, ngụ tại phường Cô Giang, quận 1, là vận động viên triển vọng của đoàn Thể dục dụng cụ TP HCM, bất ngờ phải từ giã sự nghiệp của mình sau một cơn ngưng tim - hiện đang điều trị tại Khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (BV ĐHYD TP HCM).

Xuất thân từ một gia đình khó khăn, ước mơ của Văn là trở thành vận động viên để có thể phụ giúp kinh tế cho gia đình. Từ năm 7 tuổi, em bắt đầu tham gia câu lạc bộ thể dục dụng cụ của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP HCM. Hơn 10 năm tung mình trên tấm lưới bật, em đã đem về cho đội tuyển nhiều giải thưởng thi đấu trong nước và quốc tế.

“Nghị lực” là từ mà gia đình, thầy cô miêu tả về em. Ban ngày, Văn hết mình luyện tập cùng đội tuyển, tối đến, em lại tích cực học văn hóa, những mùa giải dài, những áp lực thi đấu chưa bao giờ khiến Văn nản lòng mà từ bỏ đam mê của mình.

Tưởng rằng sự chuẩn bị kỹ càng cho lần thi đấu quốc tế cuối tháng 03/2020 sẽ đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp của Văn thì cơn ngưng tim bất ngờ đã đẩy em và cả gia đình vào cảnh đã khó nay lại càng khó khăn hơn.

Vận động viên Lý Nhật Văn (giữa) và thành tích đạt được

Mới đây, khi đang sinh hoạt bình thường thì Văn đột nhiên ngất xỉu, bạn của em đã kịp thời đưa em nhập Cấp cứu tại BV ĐHYD TP HCM trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, với chẩn đoán ban đầu là nhồi máu cơ tim cấp. Sau khi hồi sức tim thành công và điều trị hơn 8 ngày tại khoa Hồi sức tích cực, phép màu đã đến, Văn được cứu sống trước sự vui mừng của gia đình, bạn bè và toàn thể đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện.

Sau nhiều lần hội chẩn liên chuyên khoa để tìm nguyên nhân gây bệnh, BS. Nguyễn Thị Hải Bình - Khoa Tim mạch can thiệp nhận định: “Bệnh của Văn nghi ngờ do nguyên nhân rối loạn nhịp, hiện tại nhịp tim rất yếu và không ổn định, cần được đặt máy khử rung cơ tim tự động ICD. Điều này đồng nghĩa với việc em phải từ bỏ những môn thể thao vận động mạnh, không thể tiếp tục theo đuổi đam mê của mình”.

Gia đình em Lý Nhật Văn thuộc hộ kinh tế khó khăn của địa phương, cha làm nhân viên giao nhận hàng, mẹ làm công việc bán thời gian, thu nhập cả gia đình chỉ vừa đủ chi trả tiền thuê nhà và cho em gái 8 tuổi của Văn đi học. Thời gian qua, gia đình, thầy cô và bạn bè đã dốc hết nguồn lực phụ giúp cho chi phí điều trị của Văn.

Được biết chi phí lắp đặt máy ICD là hơn 250 triệu đồng. Em Lý Nhật Văn hiện tại rất cần thêm một “phép màu” nữa, mong cộng đồng cùng chung tay hỗ trợ gia đình em.

Mọi sự giúp đỡ của các Nhà hảo tâm gửi về theo thông tin sau:

Tên tài khoản: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Số tài khoản: 0511000787878

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sài Thành, TP HCM

Nội dung: Họ tên người gửi. Hỗ trợ người bệnh Lý Nhật Văn

Hoặc liên hệ trực tiếp với chị Nguyễn Minh Lan - Phòng Công tác xã hội Bệnh viện ĐHYD TP HCM - Điện thoại: 028 3952 5350 - 0829 012 345

M.P

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/cuu-lay-trai-tim-cho-van-dong-vien-the-duc-dung-cu-ly-nhat-van-567814.html)

Tin cùng nội dung

  • Bó bột nói chung hay các biện pháp bất động khác là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều trị phẫu thuật.
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • 4 giờ chăm sóc cây trong vườn, 3 giờ đi bộ hay 1 giờ chạy chậm trong một tuần sẽ giúp giảm 31% nguy cơ hình thành sỏi thận ở phụ nữ.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY