Sức khỏe hôm nay

Cứu sống trẻ sơ sinh hạ đường huyết kéo dài

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM) đã tiếp nhận một trường hợp trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi được chuyển từ một bệnh viện trong thành phố với chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh.

Theo BSCK II Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), khi vào viện, bệnh nhi có bệnh sử đa ối, thai to, cân nặng lúc sinh 4200 gram, đủ tháng.

Bác sĩ Tiến cho biết, sau sinh trẻ bú kém, lừ đừ, môi hồng nhạt, SpO2 86%, thở rên, co lõm ngực, co giật nên được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây, bé được thở oxy, chống co giật, truyền Thu*c kháng sinh điều trị nhiễm trùng. Xét nghiệm đường huyết nhanh ghi nhận kết quả rất thấp 35mg% (bình thường từ 80-120mg%).

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiêm tĩnh mạch glucose 10% 2ml/kg, sau đó truyền duy trì dung dịch đường có điện giải với tốc độ đường 10,3mg/kg/phút nhưng trẻ vẫn biểu hiện hạ đường huyết nên các bác sĩ đã làm thêm các xét nghiệm về hormone tuyến tụy, ghi nhận insulin trong máu trẻ tăng cao ngay cả đường huyết trẻ thấp vì insulin chỉ tiết ra bởi tuyến tụy khi đường huyết trên 85mg % và hầu như không tiết ra khi đường huyết < 50mg %.

Sau gần 2 tháng điều trị nội khoa phối hợp phẫu thuật trẻ cải thiện dần, tỉnh táo bú khá, trong niềm vui của gia đình

Trẻ được thực hiện test glucagon – một hormone tác dụng ngược với insulin là làm tăng đường huyết, thì ghi nhận trẻ đáp ứng đường huyết tăng > 30mg% so với kết quả ban đầu, chứng tỏ có tình trạng tăng tiết insulin và tình trạng tích trữ glycogen trong gan cao bất thường do insulin ngăn cản quả trình ly giải glycogen.

Trẻ được điều trị tích cực với truyền tĩnh mạch dung dịch đường glucose, dinh dưỡng sữa công thức qua ống thông dạ dày, sử dụng Thu*c điều trị chuyên biệt để giảm tốc độ tiết insulin như octreotide, diazoxide, acarbose, tình trạng đường huyết có lúc có cải thiện nhưng sau đó vẫn tiếp tục hạ thấp. Vì vậy trẻ được hội chẩn quyết định cắt bỏ trên 95% phần tụy - BS Tiến nhấn mạnh

Sau phẫu thuật cắt tụy trẻ được chuyển Khoa Hồi sức ngoại điều trị 5 ngày, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở, đường huyết dần trở lại bình thường, trẻ không cần truyền dung dịch đường nữa, tỉnh táo, bú khá.

Trong thời gian điều trị trẻ được làm xét nghiệm đột biến gen, ghi nhận bất thường đột biết gen ABCC8 phụ trách mã hóa protein vận chuyển – kênh Kali phụ thuộc ATP, làm rối loạn chức năng kênh này, dẫn đến tăng tiết insulin không kiểm soát được, gây hạ đường huyết kéo dài ở trẻ sơ sinh.

BS Tiến cho biết, đây là trường hợp cường insulin bẩm sinh hiếm gặp, gây ra hạ đường huyết kéo dài ở trẻ sơ sinh mà các đồng nghiệp và phụ huynh cần lưu ý khi gặp một trẻ sơ sinh nặng cân (> 4kg).

Biểu hiện triệu chứng lừ đừ, li bì, bú kém, suy hô hấp, co giật,… thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa nhi để được thăm khám và làm xét nghiệm chẩn đoán xác định, để có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời cứu sống trẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/be-so-sinh-4-ngay-tuoi-da-suy-ho-hap-co-giat-vi-ha-duong-huyet-keo-dai-20200824165717497.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Việc sơ cứu cần tiến hành đúng cách, sau khi đã đánh giá tình huống và xác định kiểu ngạt thở của trẻ.
  • Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp và thường xuất hiện ở những nguời bị tiểu đuờng.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY