Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đau dạ dày khi mang thai – Cách điều trị tốt cho mẹ và bé

Đau dạ dày khi mang thai là nỗi ám ảnh của không ít bà bầu. Tình trạng này khiến cho người mẹ vô cùng khó chịu, làm cho quá trình phát triển của thai nhi bị ảnh....

đau dạ dày khi mang thai là một trong những nỗi ám ảnh của không ít chị em phụ nữ. vì các triệu chứng bệnh không chỉ gây ra các cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. tuy nhiên, bạn có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

I/ Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày khi mang thai

Nắm vững các thông tin về bệnh đau dạ dày trong giai đoạn mang thai sẽ giúp bạn xác định được hướng điều trị chính xác và an toàn, đồng thời tự đề ra được các biện pháp phòng ngừa bệnh cho bản thân.

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày trong giai đoạn mang thai thường do nhiều nguyên nhân gây ra. một trong những yếu tố chính gây nên tình trạng này chính là do sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai. vào thời kỳ mang bầu, các hormone trong cơ thể người phụ nữ có sự biến đổi. điều này khiến cho quá trình hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể bị rối loạn, làm cho tâm trạng thay đổi thất thường, nhất là hay bồn chồn, lo lắng, căng thẳng. tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho dạ dày của bạn bị đau.

Chưa hết, sự phát triển của thai nhi sẽ tạo áp lực cho dạ dày, chèn ép dạ dày và làm cho vị trí của cơ quan này bị thay đổi. nó khiến thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng, khó tiêu, làm ảnh hưởng trầm trọng đến lớp niêm mạc dạ dày. lâu ngày sẽ dẫn viêm loét, gây đau. ngoài ra, những người mắc các vấn đề về gan, thận hoặc bị các vấn đề về đường tiêu hóa khác cũng là những nguyên nhân có thể làm đau dạ dày khi mang thai.

Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Người bị đau dạ dày trong thời kỳ mang thai thường có các biểu hiện như sau:

    Buồn nôn và nôn.

Vì các triệu chứng trên thường rất giống với ốm nghén nên có không ít người chủ quan và không chữa trị sớm. Tuy nhiên, cách phân biệt là triệu chứng của ốm nghén thường chỉ xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ, càng về sau các biểu hiện này sẽ càng giảm dần và biến mất. Nếu các biểu hiện trên kéo dài trên 3 tháng, có nguy cơ cao là bạn đã bị đau dạ dày.

Tác hại của bệnh đau dạ dày trong giai đoạn mang thai

Đau dạ dày khi mang thai thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ. những triệu chứng bệnh sẽ làm cho người mẹ mất đi khẩu vị, có cảm giác chán ăn, không muốn ăn. tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi, khiến cho quá trình phát triển của bào thai bị ảnh hưởng. ngoài ra, đau dạ dày khi mang thai còn làm cho tâm trạng người mẹ không ổn định, dễ cáu gắt, bực dọc và rất khó chịu. các thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng do đó mà bị ảnh hưởng.

Nghiêm trọng hơn, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. bàu bầu có thể bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. vì thế để bảo đảm an toàn, hãy đi khám sớm nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường để tìm cách xử lý kịp thời.

II/ Cách xử trí tình trạng đau dạ dày khi mang thai

Đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm do đó mọi phương pháp điều trị đau dạ dày khi mang thai cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, cần áp dụng một cách cẩn trọng. vì nếu như không cẩn thận có thể gây hại cho thai nhi. tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của từng người mà cách chữa trị cũng có sự khác biệt. thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp như sau:

♦ Dùng Thu*c chữa đau dạ dày khi mang thai:

Mặc dù sử dụng các loại Thu*c tây trong giai đoạn mang thai là điều không nên, nhưng với những người bị đau dạ dày trầm trọng, các cơn đau bụng diễn ra một cách dữ dội thì cần phải sử dụng đến các loại Thu*c tây để điều trị.

Để đảm bảo an toàn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua bất cứ một loại Thu*c nào, nhất là các loại Thu*c giảm đau để sử dụng. việc đầu tiên cần làm là phải đi khám để được tư vấn và được kê các toa Thu*c phù hợp. các loại chữa đau dạ dày khi mang thai có thể được chỉ định sử dụng khi mang thai bao gồm:

    Thu*c chống nôn domperidon: Được cho là không gây hại đến sự phát triển của thai nhi nhưng loại Thu*c này lại có thể làm cho tim đập nhanh, gây nguy hiểm cho người mẹ. Do đó, tuyệt đối không được tự ý sử dụng Thu*c mà chỉ được dùng theo sự chỉ định của bác sĩ và chỉ được dùng khi thật sự cần thiết.
  • Thu*c kháng acid: Tác dụng của nhóm Thu*c này là làm giảm các dịch vị acid, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm các triệu chứng bệnh. Theo các nghiên cứu thực tế cho thấy  các loại Thu*c kháng acid chưa gây ra biểu hiện dị tật hoặc làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy bạn có thể dùng các loại Thu*c này để điều trị nếu thấy cần thiết.
  • Thu*c ức chế bơm proton (PPI): Loại Thu*c này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó bạn chỉ được sử dụng chúng nếu thật sự cần.

Tuy nhiên theo các bác sĩ, tốt nhất là các bà bầu nên tham khảo và sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên để làm giảm các triệu chứng bệnh. Vì chúng an toàn, ít gây ra tác dụng phụ nên sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

♦ Ăn uống hợp lý:

Những thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến dạ dày. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý không những giúp các triệu chứng bệnh giảm đi đáng kể mà nó còn giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Trong việc ăn uống hàng ngày, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

    Cần tránh xa các thực phẩm có thể gây hại cho dạ dày như thực phẩm khô cứng như hoa quả khô, lương khô, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và cay nóng, thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn lạnh, ôi thiu, các món ăn chưa được nấu chín kỹ… Thay vào đó, bạn hãy tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi cùng các thực phẩm có lợi khác.

♦ Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh:

Tập cho bản thân một thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học cũng làm một việc cần làm khi bị đau dạ dày trong giai đoạn mang thai. điều này làm cho bệnh đau dạ dày nhanh được chữa khỏi, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác cho cơ thể. để có được một thói quen lành mạnh, bạn nên thực hiện những việc làm sau đây:

    Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Không được bỏ bữa, không được thức khuya.

Trên đây là những cách khắc phục bệnh đau dạ dày khi mang thai mà chúng tôi gợi ý cho các bạn. tùy vào thể trạng của từng người mà các biện pháp này có thể mang lại những hiệu quả nhất định trong việc làm giảm các biểu hiện của bệnh. tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tìm hiểu thêm: bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-da-day-khi-mang-thai)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY