Bé chào đời hôm nay

Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ em và cách khắc phục

Khi phát hiện thấy con mình có những dấu hiệu mọc răng lệch thì cha mẹ nên biết cách khắc phục kịp thời. Điều này sẽ giúp trẻ có một hàm răng đẹp, tự tin hơn về sau này.

1. Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lệch

Nếu cha mẹ còn băn khoăn, thắc mắc không hiểu tại sao răng của con mình lại bị mọc lệch thì sau đây là 8 nguyên nhân chính:

Bé có thói quen không tốt

Thông thường thì các bé hay thích cho các đồ vật vào miệng để cảm nhận, khám phá. Tuy nhiên điều này vô tình sẽ làm cho răng bị mọc lệch. Bên cạnh đó, một vài thói quen khác cũng có thể làm răng bé mọc không thẳng hàng như: mút tay, ngậm núm vú giả, bú bình trong thời gian dài...

Răng sữa rụng sớm

Trong trường hợp trẻ mất răng sữa sớm thì cũng dễ khiến răng bị mọc chen chúc nhau dẫn đến mọc lệch. Lý do bởi vì răng sữa có tác dụng giúp giữ chỗ để các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí.

Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình, cha mẹ cũng có răng mọc không đều và bất thường thì có thể trẻ cũng sẽ thừa hưởng các đặc điểm đó.

Nằm sấp trong thời gian dài

Đây cũng là một nguyên nhân có thể làm răng bé bị mọc lệch bởi nằm sấp sẽ tạo áp lực lên má và miệng của trẻ. Tuy rằng nó sẽ không có tác hại ngay lập tức nhưng dần dần thì răng của bé sẽ có những bất thường. Vì vậy, cha mẹ hãy chỉnh lại tư thế cho con nếu bé có thói quen nằm sấp khi ngủ.

Để trẻ nằm sấp trong thời gian dài cũng có thể gây ra việc mọc răng lệch. (Ảnh minh hoạ)

Có khối u

Nguyên nhân này tương đối hiếm gặp. Có thể trong miệng trẻ có tồn tại một khối u nên răng không mọc đúng vị trí. Nếu trẻ bị tình trạng này thì cần có sự chỉ định của bác sĩ để điều trị.

Thiếu chất dinh dưỡng

Để cho sự phát triển của răng được thuận lợi, việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Nếu trẻ bị thiếu canxi thì có thể dẫn đến việc xương hàm không phát triển đầy đủ, sự cắn tiếp khớp giữa hai hàm không khít.

Bị chấn thương

trẻ em thường hay hiếu động nên khó có thể tránh khỏi những lúc bị té ngã, chấn thương. nếu sau khi chấn thương, răng bị gãy hoặc nứt thì cần phải đưa trẻ đến nha sĩ để tránh việc răng trẻ bị mọc lệch về sau này.

Răng sữa rụng chậm

Nếu răng sữa lung lay mà trẻ không chịu nhổ vì sợ đau hoặc vì một nguyên nhân nào đó thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lệch. Nguyên nhân là vì trên hàm vẫn còn chân răng sữa nên răng vĩnh viễn sẽ phải mọc hướng sang vị trí khác. Nếu không có sự can thiệp nào thì sau này kể cả khi răng sữa đã bị nhổ bỏ thì răng vĩnh viễn cũng khó có thể trở lại đúng vị trí.

2. Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ nhỏ

Các bậc cha mẹ cần lưu ý, theo dõi và quan sát răng trẻ một cách thường xuyên để phát hiện tình trạng răng mọc lệch ở trẻ, có những biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu:

- Gương mặt bé mất cân đối, trông ngang có thể hơi hô hoặc móm.

- Xương hàm bên trên (hoặc bên dưới) phát triển quá mạnh.

- Trẻ hay đau lệch một bên hàm.

- Đau nhức khớp cắn.

- Khi ăn hoặc nhai, trẻ hay cắn vào má.

- Có những kẽ hở giữa các răng sữa.

- Răng vĩnh viễn khi mọc lên bị nghiêng, thụt vào hoặc thụt ra.

- Giữa các răng vĩnh viễn có khoảng cách quá lớn hoặc quá nhỏ.

- Kích thước răng lớn, không hài hòa với khuôn mặt.

Cha mẹ phải quan sát răng của bé để phát hiện ra dấu hiệu răng mọc lệch. (Ảnh minh hoạ)

3. Cách khắc phục tình trạng răng mọc lệch cho bé

Khi nhận thấy con mình có dấu hiệu mọc răng lệch thì cha mẹ cũng không cần phải quá lo lắng và có thể làm theo những điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Ngay khi bé bắt đầu mọc răng, cha mẹ cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên chăm sóc và giữ gìn vệ sinh răng miệng. Bé sẽ phải có thói quen đánh răng sau bữa ăn với bàn chải kích thước phù hợp và kem đánh răng có chứa flour. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ sâu răng và giảm tình trạng răng mọc lệch.

Loại bỏ các thói quen xấu

- Không để trẻ mút tay. Thói quen này gây ảnh hưởng xấu đối với việc mọc răng của trẻ.

Không để bé mút tay, gây ảnh hưởng tới việc mọc răng. (Ảnh minh hoạ)

- Ngưng cho bé sử dụng núm vú giả.

- Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối để tránh sâu răng. Thay vào đó thì trẻ cần ăn các loại thực phẩm giàu protein, canxi để giúp răng chắc khỏe.

- không nên cho trẻ uống kháng sinh amoxicillin sớm vì có thể gây ảnh hưởng tới việc mọc răng vĩnh viễn.

Cho trẻ đi khám nha sĩ

- Khi bé đã có bất thường trong sự phát triển của răng thì cha mẹ phải đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để có những can thiệp kịp thời.

Đưa bé đi khám nha sĩ để có những biện pháp can thiệp kịp thời

- Để việc nắn chỉnh răng có hiệu quả thì khi bé bắt đầu thay răng sữa (6-7 tuổi) nên được kiểm tra miệng thường xuyên. Bác sĩ sẽ khám và phát hiện các lệch lạc của răng. Từ đó sẽ có những lời khuyên về thời điểm điều trị trong trường hợp bé cần can thiệp chỉnh răng sớm.

- Việc điều trị sớm sẽ có nhiều lợi ích như: trẻ không phải nhổ răng, định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, tiết kiệm được kinh phí và thời gian sau này.

- Việc nắn chỉnh răng cho bé là liệu trình kéo dài. Có khi chỉ cần điều trị chỉ trong vài tháng nhưng có trường hợp kéo dài đến 3,4 năm. Tuy nhiên, để con có hàm răng đẹp, giúp bé tự tin về sau này thì phụ huynh cần tuân thủ theo lịch khám và lời khuyên của bác sĩ.

Theo Tâm (Khám phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/nuoi-con/dau-hieu-moc-rang-lech-o-tre-em-va-cach-khac-phuc-c13a417792.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY