Dị ứng , Mề đay hôm nay

Dị ứng gây ngứa: Bệnh chớ nên coi thường

Khi thời tiết thay đổi, nhiều người bị mẩn ngứa toàn thân. Đây là hiện tượng dị ứng da do thời tiết.
Mất ngủ cả đêm vì ngứa da do dị ứng
Thời tiết có giai đoạn nắng, rét, mưa thất thường cũng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh về da, trong đó có bệnh dị ứng gây ngứa da. Bệnh này rất phổ biến và nhiều người gặp phải.
Chị L.T.N, nhân viên một công ty truyền thông (Hà Nội), chia sẻ từ ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán, chị bị nổi mề đay khắp người mà không rõ nguyên nhân là gì, có phải do ăn uống hay không. Ban đầu, các nốt mề đay nổi ở tay, sau đó xuất hiện ở cổ, người và lan xuống chân, ra khắp mặt.
Ban ngày, những nốt mề đay lặn gần như hết. Nhưng cứ đến chiều tối, và nhất là sau khi tắm là lại xuất hiện từng mảng đỏ khắp người. Càng về đêm, chị càng cảm thấy ngứa không chịu được, nhất là những mảng ngứa lan xuống gan bàn chân và tay cứ râm ran, cực kỳ khó chịu khiến chị cả đêm không ngủ được.
Sau 6 ngày nổi mề đay không có dấu hiệu đỡ, chị được một người hàng xóm mách cho biện pháp lấy lá khế giã lấy nước uống và đắp ngoài da. Chị làm theo thì thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, ngủ ngon cả đêm.
Theo ThS.BS Vũ Quốc Tuấn, nguyên cán bộ trung tâm truyền thông, chia sẻ thời điểm hiện tại, do thay đổi thời tiết nên có rất nhiều người bị dị ứng da nổi mẩn đỏ như dị ứng nổi mề đay là thể điển hình. Tuy nhiên để biết mình dị ứng do nguyên nhân nào thì chúng ta nên đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị
Theo BS Tuấn, trong Đông y, lá khế có ưu điểm là có chất chống viêm, dùng ngoài da rất tốt sử dụng trong những trường hợp dị ứng da. Tuy nhiên, không phải bất kì ai dị ứng da đều có thể sử dụng lá khế bởi nó còn tùy thuộc vào từng loại dị ứng. Chình vì thế khi dị ứng tốt nhất người bệnh nên đi khám để biết xem nguyên nhân mình bị dị ứng từ đâu.
Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng
Bệnh nổi mề đay hay còn gọi mày đay là hiện tượng cơ thể bị dị ứng làm cho ngứa, sưng, phù nề, nổi mẩn (nổi sẩn) trên da.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay mẩn ngưa là do rối loạn hệ miễn nhiễm của cơ thể người bệnh như do thay đổi thời tiết đột ngột, chuyển mùa, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng; hoặc do cơ thể dị ứng với thức ăn như đồ biển, thịt bò, nhộng tằm, hạt điều, đồ hộp, măng chua, dùng mỹ phẩm xức, bôi, đắp hằng ngày; tiếp xúc với phấn hoa, côn trùng, vật nuôi trong nhà chó, mèo; hít, ngửi phải mùi hóa chất gây kích ứng (mùi sơn, vecni, keo dán, Thu*c xịt côn trùng…).
Khi chúng ta bị ngứa do thay đổi thời tiết, biểu hiện bệnh là các nốt sẩn có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, sưng, phù nề, hình dạng có khi vòng tròn, có khi vệt dài hoặc hình ô van. Nốt mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, có khi một vùng, có khi nhiều vùng da, có khi chỉ rải rác một vài chỗ. Nếu mề đay nổi ở vùng mặt sẽ làm cho mắt, môi, tai sưng lên. Ngứa là biểu hiện rõ nhất, càng gãi càng ngứa, gãi có khi chảy máu vẫn muốn gãi. Cơn ngứa kéo dài từ vài chục phút tới vài tiếng, xong giảm dần và hết ngứa. Nhiều bệnh nhân ngứa một tuần vài ba lần, cũng có nhiều bệnh nhân ngày nào cũng ngứa rất khó chịu.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu ngứa do thay đổi thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, chứ không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số bệnh nhân, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu bị ngứa do thời tiết rét nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng Thu*c. Bởi lẽ, nếu gãi nhiều sẽ gây xước xát da khiến nhiễm trùng, viêm da.
Để hạn chế sự phát triển bệnh da trong trời rét, hanh khô, ẩm ướt do thay đổi thời tiết, khi bị mẩn ngứa bệnh nhân nên hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da, như vải chứa nhiều chất ni lông, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ xát lên da khiến da bị kích thích gây ngứa, mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, tránh các hoạt động nặng hoặc các nguyên nhân gây ra mồ hôi. Trường hợp bị nặng mãi không khỏi, cách tốt nhất là đến bác sỹ để tìm nguyên nhân và được điều trị dứt điểm. Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-di-ung-gay-ngua-benh-cho-nen-coi-thuong-3352.html)
Từ khóa: dị ứng

Chủ đề liên quan:

dị ứng

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY