Dị ứng , Mề đay hôm nay

Dị ứng Thuốc không chừa ai

Thuốc là thành phần chính trong quá trình điều trị bệnh, thế nhưng vấn đề dị ứng Thuốc lại là mối e ngại đối với người sử dụng nó.
Thấy bụng lục bục đau, rồi tiêu chảy, chị B.M.Ph. lấy Thuốc biseptol có sẵn trong nhà ra để uống. Được 15 phút thì chị chợt nhớ đã từng bị dị ứng với Thuốc này một lần. Tìm cách để ói, đưa Thuốc ra khỏi cơ thể nhưng đã muộn.

Chỉ một lúc sau chị bắt đầu thấy người nóng bừng, ngứa ngáy ở lòng bàn chân, bàn tay, ngạt mũi và thở vướng ở họng... rồi toàn thân nổi mề đay. Cũng may, là bác sĩ nên chị Ph. đã biết “tự xử” tình trạng dị ứng của mình bằng Thuốc telfast.

Một lúc sau thì hiện tượng dị ứng dịu dần. Chị tự nhủ: Mình là bác sĩ mà đôi khi lãng quên nên dùng Thuốc còn “ẩu” thế, hèn gì mà hiện tượng dị ứng Thuốc ở bệnh nhân chẳng gặp thường ngày...

Biểu hiện của dị ứng Thuốc

ThS.Nguyễn Bạch Đằng (Học viện Quân y) cho biết, một số triệu chứng khi bệnh nhân bị dị ứng Thuốc là: cơ thể đột ngột nổi ban đỏ ngứa, nhất là các vùng quanh mắt, quanh miệng, ở gan bàn chân, bàn tay, da đầu,...

Hoặc một số triệu chứng như bốc hỏa ở vùng mặt, vùng trên ngực, có thể đi kèm với ngạt sổ mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt...

Ngoài ra, một số triệu chứng tiền dị ứng có biểu hiện như: người bệnh có cảm giác bồn chồn, lo lắng, sợ sệt sau khi dùng Thuốc và sau đó có cảm giác khó thở như vướng gì đó ở họng. Nặng hơn sẽ sốt cao tới 38 - 39oC, kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau sưng khớp và nổi nhiều hạch.

Những biểu hiện dị ứng Thuốc trên da và niêm mạc, hay những triệu chứng xuất hiện trên cơ thể là những biểu hiện thường gặp nhất và tương đối sớm khi cơ thể có những phản ứng dị ứng với Thuốc. Đối với cơ địa từng người, cơ thể dị ứng có thể ở mức độ nhẹ - nặng, thậm chí rất nặng, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Những nguy cơ gây dị ứng Thuốc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới dị ứng, những người có tiền sử về dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, đặc biệt là người dị ứng Thuốc...) sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng Thuốc.

Tuổi tác và giới tính cũng có vai trò rõ rệt trong nguy cơ dị ứng: Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ dị ứng ở nữ nhiều hơn nam.

Sử dụng Thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều lượng, dùng kết hợp nhiều loại Thuốc cùng lúc, dùng trong thời gian kéo dài, kết hợp nhiều loại Thuốc một lần và không biết chúng phản ứng chéo, tương kỵ lẫn nhau.

Cách phòng và điều trị khi mắc phải

ThS.Đằng cho biết Thuốc là thực phẩm hỗ trợ, là sản phẩm để điều trị bệnh, thế nhưng không vì thế mà chúng ta có thể sử dụng nó một cách tùy tiện. Đấy chính là cách chúng ta tự bảo vệ sức khỏe của mình.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mọi người cần nhớ không tùy ý sử dụng Thuốc nếu không có hướng dẫn sử dụng và đơn Thuốc bác sĩ; cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng; không tự ý mua Thuốc sử dụng nhất là Thuốc kháng sinh hay một số loại Thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả Thuốc nhỏ mắt hay bôi da cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của thầy Thuốc chuyên khoa.

Chủ động thông báo trực tiếp với bác sĩ nếu cơ thể có mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Thuốc. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cũng như có một số biểu hiện tiền dị ứng, người bệnh lập tức ngưng sử dụng Thuốc và tới bệnh viện để điều trị, lưu ý không được tự điều trị ở nhà theo cảm tính hay bằng các phương pháp dân gian.

Mangyte.vn
Theo Việt Hà - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-di-ung-thuoc-khong-chua-ai-3314.html)
Từ khóa: dị ứng thuốc

Chủ đề liên quan:

dị ứng dị ứng thuốc

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY