Thận , Tiết niệu hôm nay

Đi xét nghiệm thấy axit uric cao dễ mắc bệnh gì?

Axit uric là “sản vật” sau cùng của quá trình trao đổi chất Purine. Một khi lượng sản sinh và lượng đào thải axit uric trong cơ thể bị mất cân bằng sẽ dẫn đến nồng độ axit uric trong máu tăng lên, gây ra bệnh tật.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Người có axit uric trong cơ thể tăng cao sẽ dễ sinh ra nhiều bệnh lý:

Thống phong

Chứng viêm khớp mang tính thống phong cũng khá phổ biến ở xã hội hiện đại như ngày nay. Đó chính là hậu quả của quá trình trao đổi chất Purine trong cơ thể xuất hiện chướng ngại, nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến cho tình trạng viêm khớp thống phong cứ tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh thận

Khi axit uric trong máu quá nhiều và không thể kịp thời thải ra ngoài cơ thể còn có thể dẫn đến tổn hại thận mãn tính, về lâu dài khiến cho thận bị suy thoái, chức năng vốn có suy giảm, thậm chí là sinh ra nhiều bệnh lý về thận.
Sỏi đường tiểu

Độ dung giải của axit uric tương đối thấp, nếu như nồng độ này trong nước tiểu quá cao sẽ hình thành tình trạng kết sỏi đường tiểu, điển hình như sỏi thận, sỏi ống dẫn nước tiểu v.v… Theo thống kê lâm sàng thì thời gian càng lâu tỷ lệ phát bệnh càng tăng rõ rệt.

Bệnh tim, mạch máu

Khi nồng độ axit uric cao kéo dài còn có nguy cơ gây ra cao huyết áp, mỡ cao máu, xơ vữa động mạch v.v… Tình trạng này đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tim mạch, mạch máu và đa số khi phát bệnh đều là mãn tính.

Người có axit uric cao thì có thể ăn cá hay không?

Đối tượng có axit uric cao thì tuyệt đối không nên ăn cá biển. Nguyên nhân là do đại đa số các loại cá biển đều chứa Purine rất cao, nếu người bệnh ăn vào sẽ làm tăng nặng tình trạng axit uric trong máu.

Người có axit uric cao trong cơ thể dễ mắc bệnh gì?
Nếu như cần phải hạn chế tối đa ăn cá biển thì cá nước ngọt có thể ăn hay không? Thực tế, cá nước ngọt cũng chứa một hàm lượng Purine nhất định nhưng không cao như cá biển. Vì vậy, người có nồng độ axit uric cao vẫn có thể ăn cá nước ngọt nhưng vẫn nên ăn ít thì tốt hơn.

Ăn gì thì an toàn và có lợi cho người có axit uric cao?

Bo bo

Bo bo là một trong những loại ngũ cốc quen thuộc, nó ngoài có chức năng giải trừ “ẩm thấp” trong cơ thể mà còn có công hiệu giảm bớt axit uric. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của bo bo cũng vô cùng phong phú, trong khi đó hàm lượng Purine lại tương đối thấp nên khá thích hợp cho người có axit uric cao.
Rau cần

Rau cần là loại rau giàu chất xơ thực vật, có thể giúp bạn bổ sung vitamin protein và không hấp thu quá nhiều Purine vào cơ thể, an toàn cho người đang mắc chứng axit uric cao sử dụng.

Cà chua

Trong cà chua có chứa nhiều loại vitamin, trong đó có một số loại có thể làm sạch gốc tự do dư thừa trong cơ thể, vì vậy nó cũng có tác dụng phân giải tốt đối với axit uric. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao trong cà chua là nguyên tố dinh dưỡng không thể thiếu cho đối tượng thuộc trường hợp này.

Bí đao

Công hiệu rõ rệt nhất của bí đao chính là lợi tiểu, đây cũng là loại quả tính kiềm khá điển hình có thể trung hòa với axit uric. Vì vậy, người đang mắc triệu chứng nồng độ axit uric trong máu cao có thể ăn nhiều bí đao một chút để cải thiện.

Theo Em Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/di-xet-nghiem-thay-axit-uric-cao-de-mac-benh-gi-n402904.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY