Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Điều gì xảy ra với phổi của người bệnh COVID-19?

Từ không có triệu chứng gì cho đến biểu hiện viêm phổi nặng, dưới đây là tác động của COVID-19 lên phổi bệnh nhân qua nhận định của bác sĩ chuyên khoa hô hấp.

COVID-19 là căn bệnh gây ra bởi chủng virus SARS-CoV-2, khiến người bệnh có triệu chứng sốt, ho, khó thở, đau cơ, mệt mỏi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng khiến người bệnh Tu vong. Hiện COVID-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch toàn cầu. Dù lây lan cực kỳ nhanh nhưng đa số những người nhiễm bệnh đều chỉ bị các triệu chứng nhẹ, tương tự như cảm lạnh.

WHO cho biết khoảng 80% những người mắc COVID-19 có thể tự hồi phục mà không cần điều trị chuyên khoa, chỉ có 1/6 người xuất hiện triệu chứng bệnh nặng và khó thở. Vậy làm thế nào mà COVID-19 có thể phát triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn cả viêm phổi, nó tác động ra sao đến phổi nói riêng và cơ thể người bệnh nói chung?

COVID-19 tác động đến con người thế nào?

Theo Giáo sư John Wilson, chủ tịch Trường Đại học Y Hoàng gia Australia (RACP) kiêm bác sĩ chuyên khoa hô hấp, hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 nặng đều dẫn đến viêm phổi thứ cấp. Những bệnh nhân nhiễm virus có thể được xếp vào 4 nhóm chính.

Người nhiễm COVID-19 nhẹ vẫn có thể lây lan virus.

Đầu tiên và cũng ít nghiêm trọng nhất là nhóm vừa được chẩn đoán lâm sàng và những người đã nhiễm virus nhưng không có triệu chứng. Nhóm thứ hai bao gồm những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể sốt, ho và xuất hiện các triệu chứng nhẹ như đau đầu hoặc viêm kết mạc. Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ vẫn có thể vô ý lan truyền virus mà không hay biết.

Thành phần đông nhất trong số bệnh nhân COVID-19 là những người phải nhập viện điều trị với triệu chứng tương tự bệnh cúm. Nhóm cuối cùng, cũng là nhóm có bệnh tình nặng nhất, sẽ phát triển thành viêm phổi. Tại Vũ Hán, chỉ có 6% những người nhập viện vì có kết quả dương tính với COVID-19 xuất hiện triệu chứng nặng. WHO cho biết người già và những người có bệnh tiềm ẩn như huyết áp cao, các vấn đề về tim, phổi hoặc tiểu đường có nhiều khả năng mắc bệnh nghiêm trọng hơn.

Viêm phổi phát triển ra sao?

COVID-19 có thể phát triển thành viêm phổi.

Khi bệnh nhân có triệu chứng ho và sốt, đó là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp trên bị nhiễm trùng. Niêm mạc đường hô hấp đã bị tổn thương, gây viêm nhiễm, kích thí.ch đến dây thần kinh trong niêm mạc đường thở. Lúc này, chỉ cần một hạt bụi rơi vào cũng khiến người bệnh ho. “Tuy nhiên, nếu bệnh tồi tệ hơn, virus sẽ men theo đường dẫn khí đến phế nang ở cuối đường. Sau khi đi vào các bao khí ở dưới đáy phổi, mà bao khí này lại bị viêm, bệnh viêm phổi sẽ xuất hiện”, Wilson nói. Một khi phổi bị viêm, chúng sẽ không thể đưa đủ lượng oxy vào máu, giảm khả năng lấy oxy và đào thải carbon dioxide của cơ thể. Đó là nguyên nhân khiến bệnh nhân Tu vong.

Phương pháp để điều trị viêm phổi là gì?

Giáo sư Christine Jenkins, chủ tịch của Tổ chức Phổi Úc và là bác sĩ khoa hô hấp hàng đầu, cho biết: “Thật không may, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn viêm phổi do COVID-19. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu và phối hợp các loại Thu*c để chống lại virus SARS-CoV-2. Tại thời điểm này, chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài điều trị hỗ trợ, đó là cách được áp dụng với các bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt”.

Bệnh nhân sẽ được trợ thở và duy trì lượng oxy cao trong phổi cho đến khi bộ phận này có thể hoạt động bình thường trở lại. Bệnh nhân bị viêm phổi do virus cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát, do đó bác sĩ cũng sẽ kê cho họ Thu*c chống virus và kháng sinh. Tuy nhiên, trong một số tình huống, người bệnh vẫn qua đời vì bệnh viêm phổi không thuyên giảm.

Viêm phổi do COVID-19 có giống bệnh viêm phổi thông thường không?

Theo nhận định của Jenkins, viêm phổi do COVID-19 khác với các trường hợp viêm phổi thông thường. Hầu hết bệnh viêm phổi đều do vi khuẩn gây ra và được điều trị bằng kháng sinh. Thế nhưng, viêm phổi do COVID-19 lại nghiêm trọng hơn khi có xu hướng ảnh hưởng đến toàn lá phổi thay vì những phần nhỏ.

Phổi của người bệnh sẽ bị tàn phá trên diện rộng.

“Nếu phổi bị nhiễm trùng và liên quan đến các phế nang, phản ứng đầu tiên của cơ thể là tiêu diệt virus và ngăn chặn chúng nhân lên về số lượng”, Wilson nói. Song, cơ chế này có thể suy yếu ở một số nhóm đối tượng, chẳng hạn như người mắc bệnh tim và phổi tiềm ẩn, bệnh tiểu đường và người già. Nhìn chung, đối tượng dễ trở thành nạn nhân của viêm phổi là những người từ 65 tuổi trở lên, người mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư hoặc bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi, tim, thận hoặc gan, người hút Thu*c, trẻ từ 12 tháng tuổi trở xuống.

“Tuổi tác là yếu tố chính giúp phán đoán nguy cơ Tu vong do viêm phổi thứ cấp. Căn bệnh này luôn rất nghiêm trọng với người cao tuổi, thực tế, đây từng là một trong những nguyên nhân chính gây Tu vong ở người già. Tuy nhiên, hiện giờ chúng tôi đã có phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này”, Jenkins nói. “Hãy nhớ dù khỏe mạnh hay nặng động đến đâu, nguy cơ mắc bệnh viêm phổi của bạn cũng sẽ tăng dần theo tuổi tác vì hệ thống miễn dịch suy yếu, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng và bệnh tật”.

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/the-gioi/dieu-gi-xay-ra-voi-phoi-cua-nguoi-benh-covid-19-7209869.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY