Bài thuốc dân gian hôm nay

Đông y trị chứng đau răng

Đông y quan niệm răng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Điều trị chứng đau răng bao gồm cả trị tiêu và trị bản, điều trị tại chỗ và tác động toàn thân.
Đông y quan niệm răng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác theo lý luận về kinh lạc, kinh dương minh vị đi qua vùng của chân răng nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận. Nói cách khác, đau răng là hiện tượng bệnh lý của tạng, phủ. Điều trị chứng đau răng">chứng đau răng bao gồm cả trị tiêu và trị bản, điều trị tại chỗ và tác động toàn thân

Xin giới thiệu một số bài Thu*c chữa đau răng để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Trị đau răng do phong nhiệt

- Súc miệng cho sạch rồi dùng đại hoàng sao tồn tính, hoặc bạch chỉ và ngô thù du đồng lượng nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau, rồi ngậm và nuốt, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

- Có thể dùng quả bồ kết bỏ hạt, cho muối vào đầy, thêm chút phèn chua buộc chặt, bọc đất sét bên ngoài đem nung kỹ rồi nghiền thành bột, dùng bột xát vào răng đau ngày vài lần hoặc bạch chỉ 4g, chu sa 2g, nghiền nhỏ rồi làm viên với mật bằng hạt đậu to dùng xát vào răng.

Trị đau răng do phong thấp

- Dùng rễ cà gai leo 20g sắc đặc ngậm một lúc rồi nuốt, ngày 2 lần.

- Nếu do thấp nhiệt đau răng dùng nhựa mù u thêm một chút xạ hương tán bột mịn rồi thấm vào chỗ đau.

- Dùng cốt toái bổ, nhũ hương đồng lượng, nghiền nhỏ làm viên, nhét vào chỗ sưng đau.

- Hoặc dế dũi 1 con, lấy cám để lâu năm nặn kín, dùng giấy ướt bọc kín rồi nướng, sau đó bỏ cám, lấy dế nghiền nhỏ đắp vào chỗ răng sưng đau đến khỏi.

Trị răng đau sưng mộng răng

- Hương phụ sao tồn tính 3 phần, thanh đại nửa phần, sinh khương nửa phần đem nghiền nhỏ xát vào răng ngày 2 - 3 lần.

- Thương nhĩ tử 30g sắc đặc, lúc nóng thì ngậm, nguội thì nhổ đi, làm như vậy vài lần cho đến khỏi.

- Ngưu bàng tử sao sắc lấy nước ngậm, rồi nuốt.

- Củ thương truật to cắt thành hai nửa, giữa khoét lỗ cho muối vào đầy, đem sao tồn tính, lấy ra nghiền nhỏ, dùng bột xát vào chỗ lợi sưng rồi ngậm, sau súc miệng bằng nước muối, làm như vậy vài lần trong ngày.

Trị các loại răng đau lấy lá hương phụ sắc đặc lấy nước ngậm, bột hương phụ đem xát vào nơi đau, ngày 2 - 3 lần.

Ngoài những bài Thu*c trên, tùy theo chứng trạng cụ thể có thể dùng một số phương sau:

-Trường hợp răng đau do nhiệt, khi ăn các thức ăn cay nóng thì triệu chứng đau tăng, thích thứ mát, chân răng sưng trướng, khát nước; thường do hỏa nhiệt, phong độc bốc lên phải sơ phong, tán hỏa, mát huyết, tiêu sưng dùng thăng ma 8g, cát căn 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g, hoàng cầm 12g, liên kiều 8g, mẫu đơn bì 8g, sinh địa hoàng 16g. Sắc uống. Nếu đau lâu không khỏi thêm sài hồ 6g, tri mẫu 10g.

- Nếu nặng hơn dùng sinh địa hoàng 18g, sinh thạch cao 15g, phòng phong 9g, tế tân 3g, mẫu đơn bì 9g, thanh bì 9g, kinh giới 9g, sinh thảo 3g để thanh nhiệt, mát huyết, bình can, khu phong.

- Trường hợp răng đau nhức lại hay tái phát, sưng trướng do nhiệt độc ủng thịnh điều trị phải sơ biểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng dùng thạch cao 18g, hoàng liên 6g, ngưu bàng tử 12g, bạch chỉ 10g, bạc hà 10g, kê kim 12g, đạm trúc diệp 10g, thạch hộc 12g, sinh địa hoàng 12g, phòng phong 10g, cát căn 10g, địa cốt bì 10g, hậu phác 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Nếu đau răng do huyết nhiệt uất kết, phải thanh nhiệt, hoạt lạc, tiêu sưng, chỉ thống dùng thạch cao 30g, sơn tra 10g, uy linh tiên 12g, hạ khô thảo 12g, binh lang 12g, đan sâm 15g, cam thảo 10g, ô mai 10g.

- Trường hợp người cao tuổi đau răng không chịu nổi, chân răng lung lay, thích mát, sợ nóng, họng khô, gò má đỏ, lưng đùi yếu mỏi, nguyên nhân do thận hư hỏa vượng pháp điều trị phải tư âm, giáng hỏa dùng địa hoàng 10g, hoài sơn 10g, sơn thù nhục 10g, phục linh 10g, trạch tả 8g, mẫu đơn bì 8g, hoàng bá 10g, quy bản 10g, tri mẫu 10g.

- Nếu đau răng lâu, chân răng lung lay, bệnh tái phát nhiều lần, chân răng sưng đau, lưng đùi yếu mỏi, tâm phiền, mất ngủ do thận hư ở dưới, nhiệt ứ ở trên phải bổ thận, thanh nhiệt, dưỡng âm, làm bền răng, mát huyết, tán ứ dùng hoài sơn 15g, sơn thù 6g, trạch tả10g, đan sâm 30g, kim ngân hoa 12g, sinh địa hoàng 20g, phục linh 10g, đan bì 12g, cốt toái bổ 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

DSCKI. Phạm Hinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dong-y-tri-chung-dau-rang-20300.html)

Tin cùng nội dung

  • Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng Thu*c kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
  • Đau răng ngoài việc gây đau dữ dội còn có thể gây nguy hiểm nếu bị nhiễm khuẩn ống tủy. việc phòng chống đau răng nên thực hiện từ khi còn nhỏ.
  • Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
  • Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây ra tác dụng bất lợi nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong
  • Bà Tâm bị đau răng, đã uống Thu*c rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY