Huyết học hôm nay

Đột nhập Viện huyết học, khám phá phân xưởng điều chế máu

Những đơn vị máu sau tiếp nhận phải trải qua rất nhiều bước sàng lọc, chiết tách trước khi đến tay người bệnh.
Máu và các chế phẩm từ máu là Thu*c điều trị đặc biệt. Với những bệnh nhân cấp cứu (T*i n*n giao thông, phẫu thuật…) hay mắc các bệnh về máu như suy tuỷ xương, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu thì máu chính là loại Thu*c không thể thiếu. Nếu không được truyền máu thì đồng nghĩa với việc họ sẽ bị mất đi sự sống.

Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng ấy, phong trào tình nguyện, đã được phát triển, lan rộng trên cả nước. nhưng đằng sau những ngày hội tưng bừng ấy, ít ai biết được ở một góc nhỏ trong và truyền máu trung ương, các nhân viên đã phải lao động miệt mài, nhiều khi thức trắng đêm để điều chế kịp thời lượng máu tiếp nhận được.

Chúng tôi đã có chuyến thăm “phân xưởng điều chế máu” và ghi lại những hình ảnh ở nơi đây:

Phía sau những hoạt động tưng bừng của ngày hội hiến máu là những giờ phút làm việc miệt mài của các nhân viên để điều chế máu. ngày thường, khoa điều chế các thành phần máu (viện và truyền máu trung ương) có khoảng 60 nhân viên làm việc. với những ngày tổ chức lễ hội hiến máu, con số này có thể lên đến cả trăm người. để lấy được các chế phẩm có chất lượng thì máu phải được sản xuất trong thời gian sớm nhất nên trong những ngày hội hiến máu, các nhân viên thường phải làm việc thâu đêm.

Máu sau khi tiếp nhận sẽ được tiến hành xét nghiệm nhóm máu. Có hai xét nghiệm được tiến hành song song, hầu hết được tiến hành bằng máy tự động.

Kết quả xét nghiệm nhóm máu được thực hiện bằng tay, song song với xét nghiệm bằng hệ thống định vị nhóm máu tự động.

Sau khi xét nghiệm nhóm máu, các nhân viên sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm sàng lọc. Bộ Y tế quy định bắt buộc sàng lọc với 5 bệnh truyền nhiễm là: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai và sốt rét.

Nếu các kết quả xét nghiệm là âm tính, máu sẽ được đưa vào máy li tâm, từ đó để chiết tách thành các thành phần máu khác nhau như: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương.

Từ trái qua: Hồng cầu, huyết tương tươi, buffycoat (bao gồm bạch cầu và tiểu cầu), chất nuôi hồng cầu.

Huyết tương tươi sau đó sẽ tiếp tục được chiết tách thành huyết tương loại bỏ tủa lạnh và tủa lạnh giàu yếu tố VIII.

Còn buffycoat thì sẽ tiếp tục được tách thành bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý có xuất huyết. Có một cách khác để có được tiểu cầu là người hiến máu có thể hiến tiểu cầu, thay vì hiến máu toàn phần.

Mỗi đơn vị máu sẽ nối với một đoạn dây được chia thành 9 mẩu nhỏ. Nó tương đương với 9 lần kiểm tra nhóm máu trước khi truyền cho bệnh nhân, đảm bảo nhóm máu được truyền phù hợp tuyệt đối với nhóm máu của người bệnh.

Sau khi điều chế xong, máu được bảo quản trong những dây chuyền lạnh. Mỗi chế phẩm máu lại có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ khác nhau: Hồng cầu từ 2 - 6 độ C, tiểu cầu từ 20 - 22 độ, bạch cầu là 24 độ và huyết tương là -18 đến - 24 độ.

Sau đó, máu sẽ được chuyển tới 120 bệnh viện tại 16 tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong ảnh là máu đang được chuẩn bị chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

Theo Viện Truyền máu huyết học Trung ương - Tiin.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/dot-nhap-vien-huyet-hoc-kham-pha-phan-xuong-dieu-che-mau-n385253.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY