Và không chỉ có chỉnh sửa gene người, trong năm qua cũng có những biến chuyển mạnh mẽ. Hãy cùng điểm lại xem năm qua, những nào đã tạo bước đột phá làm thay đổi cuộc sống của chúng ta.
Ngành công nghiệp di động phát triển nhanh chóng đã biến điện thoại thông minh trở thành trung tâm của thời đại số. Sau nhiều cuộc đua từ cấu hình, tính năng cho đến những trải nghiệm người dùng và ứng dụng của smartphone vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, giờ đây, các nhà sản xuất đang tập trung phát triển tính năng theo dõi và chăm sóc sức khỏe trên smartphone kết hợp cùng các thiết bị đeo không dây.
Thực tế, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cá nhân đã bắt đầu hưởng lợi từ cuộc cách mạng smartphone và các thiết bị đeo thông minh như vòng đeo tay sức khỏe, smartwatch hay những thiết bị tích hợp cảm biến có khả năng theo dõi tình trạng sức khỏe người dùng. Các thiết bị thông minh này hoạt động như những máy đo nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt và nhiều dấu hiệu khác của cơ thể sẵn sàng phát tín hiệu cảnh báo khi có dấu hiệu bất thường. Điều quan trọng là chúng có khả năng kết nối và gửi thông tin thu thập được cho ứng dụng chạy trên smartphone phân tích, xử lý và cho ra ngay những biểu đồ sức khỏe để người dùng tham khảo, điều chỉnh hành vi sinh hoạt, ăn uống, luyện tập có lợi cho sức khỏe. Thông tin còn có thể được ứng dụng trên smartphone cập nhật vào hồ sơ y tế điện tử cá nhân trên mây, hay gửi ngay đến cho bác sĩ điều trị để có những phân tích sâu hơn.
Một loại công nghệ khác cũng biến chiếc điện thoại thông minh thành phòng thí nghiệm, chẩn đoán di động. Công nghệ này có cái tên tạm là “lab-on-chip”, là những thiết bị ứng dụng điện thoại thông minh hay tận dụng chính người dùng để phân tích mẫu máu hoặc các dịch sinh học khác. Bằng cách áp dụng các cơ chế cơ, điện, các mẫu thử có thể được tách, trộn với các chất hóa học khác, được tạo hình bằng cảm biến và được phân tích để phát hiện bệnh như HIV hay ung thư.
Trong lĩnh vực y dược và chăm sóc sức khỏe, việc ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) sẽ giúp thiết lập được những chiến lược và kế hoạch trị liệu cho bệnh nhân tốt hơn cũng như cung cấp cho bác sĩ tất cả những thông tin cần thiết để đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ William J. Mayo - một trong những nhà sáng lập tổ chức Mayo Clinic nổi tiếng từng cho biết: “Mục đích của y học là ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài cuộc sống, lý tưởng của y học là loại bỏ nhu cầu của bác sĩ. Các ứng dụng mới của trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như các xu hướng nghiên cứu y học cho thấy chúng ta đang tiến tới việc hoàn thành mục tiêu này và đạt được lý tưởng của nó”.
Việc tạo ra các cơ quan nhân tạo để cấy ghép vào cơ thể người nhằm thay thế các bộ phận không còn khả năng hoạt động cũng là một bước phát triển tưởng như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, thực tế kể từ năm 2011, mỗi năm các cơ quan nhân tạo đã mang lại sự sống cho khoảng 150.000 người. Như năm 2017, các nhà khoa học hiện đã phát triển một tuyến ức nhân tạo (tuyến ức là một cơ quan quan trọng quyết định đến hệ thống miễn dịch ở người), có khả năng sản sinh ra các tế bào T đặc biệt chống lại các tế bào ung thư trong cơ thể khi có nhu cầu.
Gần 2 thập niên qua, công nghệ in 3D đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành ngành công nghiệp có trị giá và dự kiến sẽ tăng đến 32 tỷ USD vào năm 2023.
Công nghệ in 3D cũng thay đổi cách các thiết kế và sản xuất thiết bị y tế và công nghệ này đã chứng minh tiềm năng to lớn của nó trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giúp y bác sĩ dễ dàng được trang bị tốt hơn, giá cả dễ chấp nhận hơn và nhất là thiết bị có thể cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Thanh nẹp xương, đĩa đệm, khớp... có thể được in ra trực tiếp ngay tại bệnh xá. Các thiết bị trợ giúp đi lại, thiết bị giả dùng cho các bệnh nhân xương khớp rất dễ in ra và cấy ghép. Những công ty như Not Impossible Labs hay e-BABLE đang đẩy mạnh ứng dụng in ấn 3D để tạo ra các chi giả sao cho nhanh chóng và rẻ.
Những ngày cuối năm này, cả thế giới đã phải sửng sốt khi một nhà nghiên cứu tại Trung Quốc tuyên bố rằng ông đã thành công trong việc tạo ra những đứa trẻ được chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới. Đó là hai bé gái sinh đôi vừa ra đời với DNA được chỉnh sửa bằng công nghệ CRISPR đột phá.
Công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR đã được tạp chí Science danh tiếng của Mỹ bình chọn là “Đột phá của năm”. Các chuyên gia cho rằng nó sẽ làm thay đổi cuộc sống và có tiềm năng tạo ra một cuộc cách mạng trong y học, khoa học cơ bản và nông nghiệp. Mặc dù kỹ thuật này được phát triển đầu tiên vào năm 2012, nhưng kể từ 2015, CRISPR mới phát huy hiệu quả và bắt đầu làm biến đổi nền khoa học, đồng thời châm ngòi cho cuộc tranh luận công khai, làm cho nó trở thành tiến bộ khoa học xuất sắc nhất năm vừa qua.
Bằng công nghệ CRISPR-Cas9, người ta có thể loại bỏ tất cả các gene có khả năng di truyền ung thư ở người trước khi căn bệnh phát tác. Về mặt lý thuyết, họ cũng có thể loại bỏ các căn bệnh khác bằng cách tách các gene gây bệnh sau khi chúng bắt đầu gây hại cho cơ thể bệnh nhân.
Hiện tại, các nhà khoa học trên thế giới đang tranh luận và có rất nhiều ý kiến trái chiều. Có những nhà khoa học cho rằng phương pháp chỉnh sửa gene này rất nguy hiểm và vi phạm đạo đức. Có nhà khoa học cho rằng vẫn còn quá sớm để con người đạt đến được thành tựu này. Tuy nhiên, cũng có nhà khoa học cho rằng đây là cánh cửa để mở ra hy vọng giúp nhân loại chống lại bệnh dịch HIV/AIDS.
Trong lĩnh vực y dược và chăm sóc sức khỏe, việc ứng dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI) sẽ giúp thiết lập được những chiến lược và kế hoạch trị liệu cho bệnh nhân tốt hơn cũng như cung cấp cho bác sĩ tất cả những thông tin cần thiết để đưa ra chỉ định phù hợp nhất.