Thông tin y học nước ngoài hôm nay

Thông tin y học nước ngoài

Đột quỵ (Stroke)

Đột quỵ vẫn thường được xem là không thể phòng ngừa và điều trị. Cùng với tiền định này là một nhận thức sai lầm khi cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra đối với người cao tuổi và do đó không phải là một điều đáng quan tâm.

Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần của não bộ đột nhiên bị chặn lại hoặc khi có một mạch máu trong não bộ bị vỡ khiến máu tràn vào những khoảng không xung quanh các tế bào não. Cũng giống như một người bị mất luồng máu cấp tới tim gây nên hiện tượng trụy tim (heart attack) thì người bị mất luồng máu lên não hoặc chảy máu bất ngờ trong não có thể được gọi là "não quỵ" (brain attack).

Liệt là một đặc điểm phổ biến của đột quỵ, thông thường xảy ra với một bên của cơ thể (liệt nửa người). Liệt hoặc suy kiệt có thể chỉ ảnh hưởng tới khuôn mặt, một tay hoặc một chân hay có thể ảnh hưởng tới toàn bộ một nửa của cơ thể và khuôn mặt.

Một người bị đột quỵ ở bán cầu não trái sẽ bị liệt ở bên phải hay còn gọi là liệt nhẹ. Ngược lại, một người bị đột quỵ ở bán cầu não phải sẽ chịu những khuyết tật ở nửa trái của cơ thể.

Chứng thiếu máu cục bộ (Ischemia) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng thiếu khí ô-xy và các chất dinh dưỡng nuôi các tế bào não khi luồng máu thiếu. Cuối cùng thiếu máu cục bộ sẽ dẫn tới hiện tượng nhồi máu, các tế bào não bị ch*t và sau đó bị thay thế bằng một hốc chứa đầy dịch trong phần não bị tổn thương.

Khi dòng máu chảy về não bị ngắt quãng, một số tế bào não bị ch*t ngay lập tức; những tế bào não còn lại tiếp tục có nguy cơ bị ch*t. Những tế nào não bị tổn thương có thể được cứu chữa nếu có sự can thiệp sớm bằng Thu*c. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có thể khôi phục dòng máu chảy tới các tế bào này bằng các tiêm chất hoạt hóa mô plasminogen có chất chống máu cục (t-PA) trong vòng 3 giờ kể từ lúc bị đột quỵ. Nhiều loại Thu*c thần kinh đang được kiểm nghiệm để phòng ngừa chuỗi phá hủy sau cơn đột quỵ đầu tiên.

Đột quỵ vẫn thường được xem là không thể phòng ngừa và điều trị. Cùng với tiền định này là một nhận thức sai lầm khi cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra đối với người cao tuổi và do đó không phải là một điều đáng quan tâm.

Từ những hiểu biết sai lệch này mà bệnh nhân bị đột quỵ thường hay chờ đợi hơn 12 giờ trước khi được đưa vào phòng cấp cứu. Giới chăm sóc sức khỏe có quan điểm "đợi và theo dõi" thay vì coi đột quỵ là một trường hợp cấp cứu.

Bằng cách sử dụng thuật ngữ "não quỵ", đột quỵ có một tên gọi mô tả, định danh. Phản ứng thích hợp trước một ca não quỵ là một hành động khẩn cấp, của cả người bị não quỵ lẫn giới chăm sóc y tế. Giáo dục cộng đồng để họ hiểu đột quỵ là não quỵ và nhanh chóng cấp cứu là một vấn đề then chốt bởi mỗi phút lãng phí từ khi mới xuất hiện triệu chứng tới lúc được cấp cứu sẽ khép dần cánh cửa cơ hội được cứu chữa.

Các triệu chứng

Những triệu chứng của đột quỵ rất dễ phát hiện: đột nhiên bị tê liệt hoặc đuối sức, đặc biệt là ở một nửa cơ thể; đột nhiên khó phát âm hoặc đầu óc lẫn lộn không hiểu được người khác nói; đột nhiên một mắt nhìn không rõ; đột nhiên đi loạng choạng, chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc không phối hợp được hoạt động; hoặc đột nhiên đau đầu trầm trọng mà không rõ nguyên nhân. Đột quỵ thường có thể phân biệt với các nguyên nhân gây chóng mặt hoặc đau đầu khác. Những triệu chứng này có thể cho thấy đã xảy ra đột quỵ và cần có tác động y tế ngay lập tức.

Các yếu tố rủi ro

Những yếu tố rủi ro quan trọng nhất dẫn tới đột quỵ là cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường và hút Thu*c. Những nguy cơ khác gồm có nghiện rượu nặng, nồng độ cholesterol trong máu cao, sử dụng Thu*c cấm, những đặc điểm về gen hoặc bẩm sinh, những dị thường nhất định trong hệ mạch.

Phục hồi sớm

Bằng cách nào đó mà người ta vẫn chưa xác định được rõ, não bộ có khả năng đền bù đối với tổn thương do đột quỵ hoặc não quỵ gây ra. Một số tế bào não có thể chỉ bị tổn thương tạm thời, chứ không bị tiêu diệt và có thể phục hồi chức năng. Trong một số trường hợp, não bộ có thể tự tổ chức lại hoạt động chức năng của mình. Đôi khi, một vùng của não bộ đảm nhận chức năng cho một vùng bị đột quỵ làm tổn thương. Những người chống chịu được qua cơn đột quỵ đôi lúc có cảm thấy những phục hồi rõ ràng ngoài dự tính mà không thể lý giải được.

Những hướng dẫn chung về phục hồi cho thấy

10 phần trăm những người qua được cơn đột quỵ cần như phục hồi hoàn toàn.

25 phần trăm phục hồi và có những suy yếu nhỏ.

40 phần trăm trải qua những suy yếu từ trung bình tới nghiêm trọng và cần chăm sóc đặc biệt.

10 phần trăm cần chăm sóc tại cơ sở điều dưỡng hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn khác.

15 phần trăm Tu vong ngay sau khi bị đột quỵ.

Phục hồi chức năng

Quá trình phục hồi chức năng bắt đầu trong bệnh viện sau cơn đột quỵ càng sớm càng tốt. Đối với những bệnh nhân có tình trạng ổn định, quá trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu trong vòng hai ngày sau khi xảy ra đột quỵ và nên tiếp tục nếu C*n sau khi xuất viện. Những lựa chọn phục hồi chức năng có thể gồm có bộ phận phục hồi chức năng trong bệnh viện, cơ sở chăm sóc hơi cấp, bệnh viện phục hồi chức năng, liệu pháp điều trị tại nhà, chăm sóc ngoại trú hoặc chăm sóc dài hạn trong một cơ sở điều dưỡng.

Mục tiêu của phục hồi chức năng là nhằm cải thiện chức năng để người qua cơn đột quỵ có thể trở nên càng tự lập càng tốt. Mục tiêu này phải được thực hiện theo hình thức tôn trọng phẩm cách đồng thời khuyến khích người qua cơn đột quỵ học lại những kỹ năng cơ bản mà cơn đột quỵ có thể đã cướp đi của họ – như ăn uống, mặc quần áo và đi bộ.

Cho dù đột quỵ là một căn bệnh của não bộ, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Một số tình trạng khuyết tật khác có thể xuất hiện do đột quy gồm có liệt, khuyết thiếu trong nhận thức, những vấn đề về phát âm, khó khăn về cảm xúc, những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và đau đớn.

Đột quỵ có thể gây ra những vấn đề về tư duy, nhận thức, khả năng tập trung, học tập, đánh giá hoặc trí nhớ. Một bệnh nhân bị đột quỵ có thể không có khả năng nhận thức được những gì diễn ra xung quanh hoặc không thể nhận thức được những khuyết tật về thần kinh do cơn đột quỵ gây ra.

Những nạn nhân của đột quỵ thường gặp vấn đề về tiếp thu hoặc hình thành ngôn ngữ. Những vấn đề về ngôn ngữ thường xảy ra do tổn thương đối với thùy thái dương trái và thùy đỉnh của não bộ.

Đột quỵ có thể dẫn tới những vấn đề về cảm xúc. Những bệnh nhân bị đột quỵ có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển cảm xúc hoặc có thể biểu thị cảm xúc không phù hợp trong những trường hợp nhất định. Một khuyết tật phổ biến xảy ra đối với nhiều bệnh nhân bị đột quỵ là hiện tượng trầm cảm, một trạng thái buồn hơn mức bình thường sau cơn đột quỵ.

Những bệnh nhân đột quỵ có thể bị đau đớn, cảm giác tê liệt khó chịu hoặc có nhiều cảm giác lạ sau cơn đột quỵ. Những cảm giác này có thể do nhiều yếu tố gây ra trong đó có tổn thương ở nhiều vùng cảm giác của não bộ, khớp bị cứng hoặc chân tay bị tê liệt.

Theo số liệu từ Hiệp Hội Đột Quỵ Quốc Gia (National Stroke Association), tổng chi phí mà Hoa Kỳ dành cho đột quỵ là khoảng $43 triệu mỗi năm trong đó chí phí trực tiếp dành cho chăm sóc y tế và trị liệu dự tính khoảng $28 triệu mỗi năm.

Sources: National Stroke Association (National Stroke Association), the National Institute of neurological Disorders and Stroke (National Institute of Neurological Disorders and Stroke).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/ttyhocnuocngoai/dot-quy-stroke/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY