Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Dùng thực phẩm chức năng như thế nào để có lợi? (phần 2)

Vì không hiểu hết công dụng thực phẩm chức năng, nhiều người còn mơ hồ khi xem chúng như là Thu*c chữa bệnh.
thực phẩm chức năng ">thực phẩm chức năng không phải là Thu*c - Cần hiểu đúng công dụng của chúng

Trong thực tế, không ít người dùng thực phẩm chức năng (TPCN) chưa thấy mặt có lợi đã gặp một số bất lợi. Đó là vì không hiểu hết công dụng thực phẩm chức năng và còn mơ hồ khi xem chúng như là Thu*c chữa bệnh.

Vì sao thực phẩm chức năng không phải là Thu*c?

thực phẩm chức năng có quan hệ với Thu*c nhưng không thể có tính năng Thu*c chữa bệnh

thực phẩm chức năng và Thu*c

Năm 1980, TS. Y khoa Stephen De Felice, người sáng lập “Quỹ cải tiến y học” đưa ra thuật ngữ “dược phẩm dinh dưỡng” (neutraceuticals), hàm nghĩa “Thu*c - thực phẩm” để chỉ “loại thực phẩm được bổ sung hoạt chất hay thành phần tự nhiên nhằm tăng cường sức khỏe”. Sau này dùng thuật ngữ “thực phẩm chức năng” (functionla foods). Ngoài ra, còn nhiều tên gọi khác như: “thực phẩm - Thu*c” (alicaments ), “dược phẩm dinh dưỡng” (neutraceutics), “thực phẩm bổ sung dinh dưỡng” (food supplements).

TPCN là nơi giao thoa giữa thực phẩm và Thu*c. Nếu Thu*c chiếm ưu thế thì gọi là “Thu*c - thực phẩm”. Nếu thực phẩm chiếm ưu thế thì gọi là “thực phẩm - Thu*c”

thực phẩm chức năng

Hiệp hội thông tin thực phẩm quốc tế (IFIC), Viện khoa học và đời sống quốc tế (ILSI), Viện Y học thuộc Hàm lâm khoa học Mỹ quan niệm TPCN rất rộng, bao gồm cả loại thực phẩm có chế biến hay không chế biến mang lại lợi ích sức khỏe... vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản hoặc thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó. Theo đó, có nhiều loại thực phẩm được xếp vào nhóm TPCN.

Hiệp hội sức khỏe dinh dưỡng Nhật Bản, các cơ quan quản lý ở các nước trong khối EU quan niệm TPCN hẹp hơn, chặt chẽ hơn; chỉ bao gồm các loại thực phẩm đã bổ sung một số chất có lợi hay loại bỏ một số chất bất lợi; được chứng minh bằng cơ sở khoa học tác dụng của chúng lên các cơ quan chức năng của cơ thể (chứ không phải chứng minh hiệu quả chữa bệnh); được Bộ Y tế chấp nhận. Theo đó, chỉ có một ít loại thực phẩm được xếp vào nhóm TPCN.

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa: TPCN là thực phẩm hỗ trợ cho các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Định nghĩa này tổng thể giống với đinh nghĩa đầu.

thực phẩm chức năng

Cơ quan quản lý Thu*c, thực phẩm các nước cũng có những định nghĩa quan niệm giống nhau về TPCN:

- TPCN phải có một thành phần nổi trội có lợi cho sức khỏe.

- TPCN không có tính chữa bệnh, không thay thế Thu*c chữa bệnh.

- Không có sự phân định rạch ròi giữa TPCN với Thu*c, giữa TPCN với thực phẩm thông thường.

- Nhà sản xuất TPCN phải đăng ký sản phẩm với cơ quan quản lý.

- Giấy phép lưu hành chỉ bao gồm hai nội dung.

Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đồng ý cho phép sản xuất, nhập khẩu sản phẩm đúng như đã tự nguyện công bố, chứng nhận sản phẩm có đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Không cơ quan quản lý nước nào bắt buộc nhà sản xuất phải chứng minh hiệu quả bằng thử nghiệm lâm sàng. Theo đó, giấy phép cũng không có nội dung chứng thực các công dụng mà nhà sản xuất ghi lên tờ giới thiệu, quảng cáo, nhãn.

Loại công dụng có lợi cho sức khỏe (health claim) mà TPCN chắc chắn có:

Một vài ví dụ: YHCT dùng bạch thược, hy thiêm, sói rừng điều trị phong thấp, do đó, TPCN nào có chứa các thảo dược này thì chắc chắn có công dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Hoặc nhiều nghiên cứu khoa học trong ngoài nước đều cho kết quả thống nhất là dịch chiết cây chè dây có tác dụng bao che, làm lành vết loét dạ dày nên TPCN chứa nguyên liệu này chắc chắn sẽ hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Loại công dụng suy ra từ cấu trúc chức năng (structure /function claims) mà TPCN có tiềm năng nhưng chưa chắc chắn có được.

Chẳng hạn: nguyên lý chung là chất chống gốc tự do (như vitamin E, C, betacaroten, selen, alphalipoic acid, L-carnitin) làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa, ngăn ngừa sự biến dị DNA dẫn đến làm chậm sự xuất hiện phát triển ung thư. Khi TPCN có chứa các chất này, thì nhà sản xuất suy ra và giới thiệu có công dụng chống lão hóa, hỗ trợ điều trị ung thư. Trong thực tế, đây chỉ là tiềm năng chưa hẳn là có được.

Nếu việc suy luận dựa trên cơ sở lý luận khoa học, có chừng mực, thì công dụng suy ra từ cấu trúc chức năng là hợp lý. Ví dụ, một TPCN chứa các chất có tính năng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu thì có thể suy ra có thể hỗ trợ trong điều trị xơ vữa động mạch vành. TPCN không phải là Thu*c chữa bệnh, nên người bệnh có thể dùng và hy vọng có công dụng này; nếu ví lý do nào đó mà không đạt được công dụng này, cũng không có gì hại cả.

Loại công dụng bị quảng cáo quá mức

Ngoài hai loại công dụng nói trên một số ít nhà sản xuất không kiềm chế có thể ghi ra nhiều công dụng quá mức, chữa được “bách bệnh” như một “thần dược”.

Khi tìm hiểu TPCN phải phân biệt công dụng có thực (đáng tin cậy) công dụng có tiềm năng nhưng không chắc chắn (có thể hy vọng) và công dụng không thể nào có do nhà sản xuất suy luận quá mức (không đáng tin cậy, không thể hy vọng).

thực phẩm chức năng

Trong nội dung nhà sản xuất thường điểm qua lịch sử nguyên liệu, giải thích vì sao dùng chúng được chọn làm TPCN, sau đó nêu tình hình dùng loại thực phẩm chức năng này trên thế giới như thế nào, đề cập đến những ưu điểm của loại TPCN cụ thể mà mình sản xuất.

Mọi thực phẩm chức năng đều được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên nhãn cũng ghi các công dụng của TPCN. Nội dung thông tin, quảng cáo và nhãn đều do nhà sản xuất tự công bố đăng ký, chịu trách nhiêm về sự công bố đăng ký này trước cơ quan quản lý và pháp luật.

TPCN nói chung là lành tính; lợi ích của TPCN là có thật, dùng đúng sẽ lợi cho sức khỏe và cả sắc đẹp. Đó là một khuynh hướng tiêu dùng lành mạnh, đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, một số mặt trái của nó thường do thực tế từ tình trạng quảng cáo quá đà, đưa ra nhiều công dụng hấp dẫn làm cho một số người quá tin, gây ra nhiều rối rắm, khiến người dùng không hiểu được thực chất của chúng. Người đọc thông tin nhãn TPCN cần tĩnh tâm suy nghĩ, khi không hiểu hết thì nên hỏi bác sĩ, dược sĩ, lương y để hiểu đúng và dùng đúng mới phát huy hết tác dụng của chúng.

DS.CKII. BÙI VĂN UY

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-thuc-pham-chuc-nang-nhu-the-nao-de-co-loi-phan-2-14153.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY