Tình yêu và giới tính hôm nay

“Giảm đau kinh tế”: đã đến lúc cần nghiêm túc sắp xếp lại lối sống và kế hoạch tài chính

Thời gian và cơ hội là hai keyword ai cũng có sau một khoảng đóng băng nền kinh tế và cách ly xã hội. Tận dụng thời gian và cơ hội như thế nào để vừa có kế hoạch tài chính đúng đắn, vừa cân bằng các cán cân: gia đình, công việc, sức khỏe, mục tiêu… là câu hỏi mà nhiều người cần lời giải đáp.

Vẫn còn đó nỗi lo lắng về "hầu bao"

Theo một khảo sát của VCCI, có tới gần 30% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% chỉ trụ được nửa năm, trên 75% sẽ phải thu hẹp quy mô lao động và có tới gần 10% phải giảm đi một nửa số lao động. Các con số này đồng nghĩa với việc hàng triệu người lao động có nguy cơ mất việc làm trong những ngày tháng tới đây là điều có thể xảy ra.

Nỗi lo lắng về tình hình tài chính mất cân bằng do ảnh hưởng từ dịch khiến nhiều người cảm thấy mông lung. Công việc của bạn hiện tại có thể bị cắt giảm, hoặc bị mất đi trong 1 tuần, hay 1 tháng nữa. Sự chuyển dịch và dao động khó lường trước của thị trường lao động đặt ra câu hỏi, bạn nên làm gì để chuẩn bị tâm lý và phương án hành động cho một kịch bản xấu nhất.

kế hoạch rõ ràng cho việc quản lý chi tiêu, dự phòng sức khỏe, áp dụng các biện pháp cải thiện thu nhập… không quá khó để bạn có thể chủ động bảo vệ bản thân và gia đình mình trong thời điểm này, với những lời khuyên hữu ích dưới đây:

1. Quản lý chi tiêu và hình thành thói quen tiết kiệm tiền

Nếu như trước đây, nhiều người vẫn vô tư chi tiêu mạnh tay thì nay nhiều thứ cần phải nghiêm túc thay đổi. Phân bổ kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp bạn không quá căng thẳng với tình hình tài chính hiện tại và thậm chí là chuẩn bị đủ "sức lực" trong thời gian tới.

Phương pháp Kakeibo (trong tiếng Nhật có nghĩa là cuốn số gia đình truyền thống) giúp cắt giảm chi tiêu đến 35% được đa số người Nhật sử dụng để quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền. Vào đầu tháng, bạn ghi ra tổng thu nhập và trừ đi các khoản tiền cố định (tiền nhà, hóa đơn các dịch vụ…) để biết được chính xác số tiền mình dư ra. Sau đó bạn hãy xác định số tiền muốn tiết kiệm trong tháng và phân ra thành từng khoản riêng (Quy tắc 6 chiếc lọ cũng giúp bạn chia tỷ lệ các khoản chi tiêu hợp lý này). Bạn hãy cân nhắc thật kĩ bằng việc tự hỏi bản thân câu hỏi sau: Món đồ này có thật sự cần thiết? Sau 2 tuần, câu trả lời vẫn là có thì đó thật sự là món đồ phục vụ nhu cầu cần thiết của bạn.

Sau đó bạn nhớ đánh giá lại vào cuối tháng xem bạn đã chi tiêu như thế nào và có điều chỉnh phù hợp cho tháng tiếp theo.

“Giảm đau kinh tế”: đã đến lúc cần nghiêm túc sắp xếp lại lối sống và kế hoạch tài chính - Ảnh 1.

Một chu trình Kakeibo quản lý chi tiêu dựa vào bốn câu hỏi rõ ràng: Bạn có sẵn bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Bạn đang tiêu bao nhiêu tiền? Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?

Trong thời điểm này, nếu bạn chưa tăng được nguồn thu nhập của mình thì hãy đánh giá lại việc chi tiêu và xem xét những khoản không cần thiết, thay đổi thói quen mua sắm và áp dụng các phương pháp tiết kiệm tiền hiệu quả.

2. Lập danh sách trả hóa đơn ưu tiên và nghĩ cách giãn các khoản nợ

Khi nguồn thu nhập luôn "dồi dào", bạn có thể coi trọng trải nghiệm cuộc sống thì giờ đây, các thứ tự ưu tiên cần phải điều chỉnh lại. Bạn nên xem xét các khoản chi nào là thiết yếu (ăn uống, tiền nhà, tiền điện nước…) và chi phí nào có thể tiết kiệm (chi phí mua sắm, các gói dịch vụ internet, truyền hình, điện thoại có chi phí thấp hơn) để tối ưu ngân sách. Thẻ tín dụng cũng là một lựa chọn cần cân nhắc nếu không biết mình có khả năng trả nợ hay không, thêm nữa, lãi suất định kì từ thẻ tín dụng cũng không hề nhỏ.

“Giảm đau kinh tế”: đã đến lúc cần nghiêm túc sắp xếp lại lối sống và kế hoạch tài chính - Ảnh 2.

Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hóa đơn và nghĩ cách với các khoản nợ sẽ giúp bạn "cầm cự" được dài hơi hơn trong tình hình biến chuyển kinh tế

Các chính sách ưu đãi từ chính phủ, và hỗ trợ lãi suất từ ngân hàng cũng giúp bạn có thêm thời gian "xoay" các khoản nợ lớn đang có. Bạn hãy mạnh dạn tìm hiểu thông tin và linh hoạt dòng vốn để khắc phục khó khăn tại thời điểm hiện tại.

3. Mở rộng nguồn thu nhập bằng công việc tay trái

Hậu "cách ly xã hội", có rất nhiều sự thay đổi trong thị trường việc làm, điển hình như hình thức làm việc từ xa không còn là một khái niệm xa lạ. Các kết nối online là môi trường lý tưởng để bạn tìm kiếm cơ hội của mình. Để đảm bảo tài chính, bạn có thể tự đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình bằng "nghề tay trái" linh hoạt. "Không bỏ hết trứng trong cùng một giỏ" vẫn là chiến thuật nên được áp dụng trong thời điểm này, để đảm bảo bạn vẫn còn phao cứu sinh nếu công việc chính bị "chìm".

“Giảm đau kinh tế”: đã đến lúc cần nghiêm túc sắp xếp lại lối sống và kế hoạch tài chính - Ảnh 3.

"Không bỏ hết trứng trong cùng một giỏ" là chiến thuật nên được áp dụng, nếu lỡ chiếc phao cứu sinh là công việc chính của bạn bị "chìm"

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tìm thấy ngay một công việc tay trái lý tưởng phù hợp. Để có thể linh hoạt nhiều công việc cùng lúc, bạn cũng cần tự nâng cao các kỹ năng của bản thân, mở rộng các mối quan hệ để luôn thấy nhu cầu và cơ hội công việc. Hãy tận dụng thời gian cho việc học và luyện tập ngoại ngữ, đọc thêm sách, đầu tư vào kiến thức và nâng cấp mình thành một "level" mới. Khi có trong tay nhiều kĩ năng mới, cập nhập nguồn kiến thức linh hoạt, bạn sẽ tự tin nhận các công việc "tay ngang" hay có bước đột phá trong công việc chính.

4. Luôn có các khoản dự phòng cần thiết

Khi tính toán các phương án "giảm đau" kinh tế, thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến việc dự phòng tài chính mà bỏ qua việc dự phòng sức khỏe. Trong bối cảnh chi phí y tế ngày càng tăng, biến cố về sức khỏe đột ngột sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính và tâm lý và khiến chúng ta bị "hẫng" với nhiều kế hoạch đang dang dở.

Hãy tận dụng thời gian ở nhà để "sống khỏe, sống đẹp, sống ngăn nắp": cùng gia đình nấu những bữa cơm đầy đủ dưỡng chất, ăn uống đúng giờ và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Hãy thiết lập thói quen tập thể dục tại nhà mỗi ngày, theo dõi tình hình sức khỏe và giữ những thói quen tốt sau khi "khủng hoảng" đã đi qua.

“Giảm đau kinh tế”: đã đến lúc cần nghiêm túc sắp xếp lại lối sống và kế hoạch tài chính - Ảnh 4.

Các khoản dự phòng cần thiết sẽ khiến bạn an tâm hơn cho cả gia đình trong giai đoạn bấp bênh về kinh tế

Bên cạnh đó, khi khó có thể chi các khoản tiền quá lớn để chăm sóc sức khỏe thì việc chuẩn bị kế hoạch dự phòng bằng các giải pháp bảo hiểm cho những rủi ro sức khỏe là một lựa chọn tối ưu. Gói bảo hiểm sức khỏe "PRU–Khởi Đầu Vững Chắc" là lời giải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, đồng thời bảo vệ toàn diện cả gia đình với mức chi phí hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế sau dịch bệnh. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn chủ động và đảm bảo tài chính khi có những rủi ro sức khỏe xảy ra.

Lời kết

Với tình hình nguồn thu nhập ít nhiều bị ảnh hưởng như hiện nay, việc tính toán các phương án để "nâng cấp" hầu bao và bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình là điều thật sự cần thiết. Sẵn sàng trước bất kỳ sóng gió hay thay đổi nào trong cuộc sống với công thức chủ động - dự phòng – bứt phá sẽ giúp bạn toàn tâm toàn ý theo đổi mục tiêu của mình.

“Giảm đau kinh tế”: đã đến lúc cần nghiêm túc sắp xếp lại lối sống và kế hoạch tài chính - Ảnh 5.

Gói bảo hiểm sức khoẻ PRU-Khởi Đầu Vững Chắc của Prudential được xem là điểm tựa sức khỏe của cả gia đình khi chi trả quyền lợi cơ bản lên đến 400 triệu cho các rủi ro Tu vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn(TTTBVV), đồng thời hỗ trợ chi phí thực tế cho điều trị nội trú lên đến 200 triệu/năm với các quyền lợi hấp dẫn như: phụ cấp nằm viện tại bệnh viện công (250.000 đồng/ngày), chi trả chi phí giường dành cho thân nhân (lên đến 625.000 đồng/ngày), hỗ trợ chi phí điều trị ung thư cùng dịch vụ bảo lãnh viện phí tại hệ thống các bệnh viện, phòng khám liên kết với Prudential trải khắp Việt Nam.

Ưu điểm nổi bật khác của "PRU-Khởi Đầu Vững Chắc" là Quyền lợi gia tăng lên đến 200 triệu được áp dụng khi khách hàng đã sử dụng hết Giới hạn bảo hiểm tối đa cho Quyền lợi Điều trị Nội trú.

Người mua bảo hiểm có thể tham gia thêm sản phẩm bổ trợ hỗ trợ chi trả chi phí y tế điều trị nội trú cho các thành viên trong gia đình để bảo vệ cả gia đình trong hợp đồng duy nhất.

Để biết thêm thông tin chi tiết về gói bảo hiểm sức khỏe "PRU-Khởi Đầu Vững Chắc" xem tại đây: https://www.prudential.com.vn/vi/our-products/product/pru-khoi-dau-vung-chac/.

Theo Trí Thức Trẻ

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/giam-dau-kinh-te-da-den-luc-can-nghiem-tuc-sap-xep-lai-loi-song-va-ke-hoach-tai-chinh-20200511123104698.chn)
Từ khóa:

Tin cùng nội dung

  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY