Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hà Nội: Không chỉ trường Pascal, học sinh trường Newton cũng bị ngộ độc

Chiều 16/4, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), Sở Y tế Hà Nội biết, một số học sinh của trường Newton (chung khuôn viên với trường Pascal) cũng có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm.

Theo báo cáo nhanh của chi cục vsattp hà nội, ngày 15/4, trường pascal tổ chức cho 802 học sinh ăn bán trú buổi trưa và bữa phụ buổi chiều. thực đơn khối 1,2,3 gồm cá phile ba sa chiên bơ, trứng chưng non, bắp cải xào, canh cải nấu thịt, cơm gạo bắc hương, tráng miệng hoa quả ổi. thực đơn khối 4,5 và thực đơn của khối thcs gồm: thịt kho củ cải, đậu rán, cá om dưa, bí xanh luộc, bắp cải xào, canh cải nấu thịt, tráng miệng hoa quả ổi, cơm gạo bắc hương.

Đến 17 giờ ngày 16/4, có 106 học sinh trường pascal nghỉ học với nhiều lý do. 37 học sinh khác xuống phòng khám tại y tế nhà trường (trong đó 8 học sinh có biểu hiện đau bụng, không đi ngoài, buồn nôn, 3 học sinh sau đó phải nhập viện và chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột, 5 học sinh còn lại điều trị tại gia đình theo hướng dẫn của trung tâm y tế).

Kết luận ban đầu cho thấy, 8 học sinh đang theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột, 3 học sinh nhập viện, tình trạng đã ổn định. Bữa ăn trưa ngày 15/4 với cá phile ba sa chiên bơ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Trường newton là trường cùng nằm trong khuôn viên với trường pascal, sử dụng chung cổng ra vào.

Ngày 15/4, trường newton tổ chức cho 1.533 học sinh ăn bán trú bữa trưa và bữa phụ buổi chiều. thực đơn bữa trưa: thịt lợn rim, đậu sốt thịt, thịt lợn băm, trứng gà ốp, bắp cải xào, bí xanh luộc, canh chua cá, tráng miệng: cam và bữa phụ chiều pizza xúc xích.

Hồi 7 giờ 30 phút ngày 16/4, có 15 học sinh trường newton nghỉ học với lý do đau bụng, nôn và đi ngoài, trong đó 3 cháu nhập viện và điều trị.

Qua kiểm tra, kết luận ban đầu cho thấy: 3 học sinh đang theo dõi nhiễm khuẩn đường ruột và 12 học sinh theo dõi tại nhà, hiện tình trạng ổn định. Thức ăn nghi ngờ gây ra hiện tượng trên được cho là pizza xúc xích.

Trước sự cố trên, chi cục vsattp đề nghị nhà trường giữ mối liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin, đưa các cháu bị bệnh đi cấp cứu và thông báo phụ huynh về tình hình sự việc tại trường.

Bên cạnh đó, cán bộ y tế địa phương phối hợp với nhà trường hướng dẫn theo dõi sức khoẻ của trẻ và vệ sinh môi trường tại hộ gia đình, thực hiện đun nước chín cho trẻ uống, chỉ hoạt động bếp ăn tập thể khi đầy đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/xa-hoi/ha-noi-khong-chi-truong-pascal-hoc-sinh-truong-newton-cung-bi-ngo-doc-20210416210747740.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY