Hiện ở Thái Bình, đa số bệnh nhân đã có thể sử dụng thẻ khám bệnh thông minh để đăng kí khám từ xa thông qua tổng đài nhằm tiết kiệm thời gian chờ đợi, xếp hàng.
Mục tiêu của ngành y tế là khả năng đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tại bệnh viện vệ tinh cũng như bệnh viện Trung ương, điều này cần sự hỗ trợ rất lớn của Công nghệ thông tin - Viễn thông. Và để thực hiện kế hoạch số 266/KH-BYT ngày 10/3/2017 của Bộ Y tế về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế năm 2017 ngành y tế tỉnh Thái Bình năm vừa qua đã tập trung vào ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám chữa bệnh trên quy mô lớn và toàn diện.Ý thức được lợi ích vô cùng lớn của ứng dụng CNTT vào khám chữa bệnh, Sở Y tế Thái Bình đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tất cả các bệnh viện đều có thể triển khai phần mềm quản lý bệnh viện. Việc thanh toán viện phí, quản lý Thu*c, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao đều được thực hiện trên phần mềm. Một số bệnh thực hiện kết nối được giữa phần mềm và các máy xét nghiệm, cận lâm sàng, tạo sự thuận lợi, khoa học và tiết kiệm được nhiều thời gian trong công tác khám chữa bệnh.Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các bệnh viện đã mã hóa xong danh mục dùng chung, thực hiện tốt việc chuyển đữ liệu thông tin khám chữa bệnh BHYT lên cổng giám định thanh toán khám chữa bệnh BHYT.Đặc biệt hơn nữa, bên cạnh việc ứng dụng phần mềm quản lí bệnh viện, hiện ở Thái Bình, bệnh nhân còn có thể sử dụng thẻ
khám bệnh thông minh để đăng kí khám từ xa thông qua tổng đài để không phải mất thời gian chờ đợi, xếp hàng.Ông Nguyễn Hồng Việt (Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính – Sở Y tế tỉnh Thái Bình) cho biết, hiện Công ty Cổ phần OneLink (Tập đoàn VietSens) là đơn vị duy nhất cung cấp thẻ khám chữa bệnh thông minh tại Thái Bình. Mục tiêu của VietSens là dành tặng 2 triệu thẻ miễn phí cho người dân để tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Việc cung cấp thẻ cho người dân được triển khai từ tháng 5/2017 và tính đến thời điểm hiện tại đã cấp phát được 30.000 thẻ tại 5 bệnh viện tại Thái Bình. Cùng với đó, Sở Y tế đã đầu tư cho tất cả các bệnh viện công lập của tỉnh tổng số 21 cây đăng ký
khám bệnh thông minh, trị giá 2,3 tỷ đồng.“Thẻ
khám bệnh thông minh là một sản phẩm có giá trị thiết thực cho người dân có nhu cầu khám chữa bệnh. Thay vì chờ xếp sổ đăng ký trong hàng giờ đồng hồ thì người bệnh chỉ cần quẹt thẻ trong vòng vài giây rồi chọn phòng khám theo nguyện vọng. Còn đối với bệnh viện, thẻ
khám bệnh thông minh sẽ giúp các phòng khám chữa bệnh điều phối và phân luồng được bệnh nhân, kiểm tra được lịch sử khám chữa bệnh trên hệ thống phần mềm, giúp kiểm soát quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân một cách thuận tiện, tránh quá tải ở những giờ cao điểm…”, ông Nguyễn Hồng Việt cho hay.Liên quan đến đẩy mạnh công nghệ thông tin trong ngành y tế, Hội nghị "Báo cáo đánh giá chất lượng bệnh viện, chất lượng khám chữa bệnh năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018” tổ chức ngày 13/3/2018 tại TP Thái Bình đã tổng kết điểm trung bình về ứng dụng CNTT của tỉnh tăng 0,29 điểm so với năm 2016. Đây là một thành quả không hề nhỏ của các bệnh viện trong tỉnh.Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế đã đánh giá cao kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT đến tất cả các hoạt động của bệnh viện của Sở Y tế Thái Bình. Theo ông Tường, đây là giải pháp quan trọng, đột phá trong cải cách hành chính, công khai minh bạch, chống tiêu cực trong công tác quản lý, điều hành bệnh viện cũng như phục vụ người bệnh. Sở Y tế Thái Bình đã chỉ đạo 5 bệnh viện thực hiện thí điểm phần mềm quản lý thông minh, quản lý và tích hợp các thông tin người bệnh trên thẻ
khám bệnh thông minh, đăng kí lấy số khám bệnh từ xa thông qua tổng đài chăm sóc khách hàng tiến tới thanh toán chi phí khám chữa bệnh cũng qua thẻ này.Cũng tại Hội nghị lần này, Cục trưởng Cục CNTT đã tuyên dương Thái Bình là tỉnh tiên phong có kế hoạch và quyết tâm triển khai CNTT trong số 63 tỉnh thành trong cả nước. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đồng thời chúc mừng thành quả của việc ứng dụng thẻ khám chữa bệnh thông minh trong khám chữa bệnh, đem lại lợi ích tích cực cho người dân thông qua sự kết hợp giữa Công ty cổ phần OneLink (Tập đoàn VietSens) và Sở Y tế tỉnh Thái Bình…“Thẻ
khám bệnh thông minh là một giải pháp hữu hiệu cho người bệnh và bệnh viện. Chúng tôi rất hoan nghênh Tập đoàn VietSens đã kết hợp với Sở Y tế Thái Bình triển khai việc sử dụng thẻ
khám bệnh thông minh”, ông Trần Quý Tường nói.Theo Giám đốc Sở Y tế Thái Bình Phạm Văn Dịu, hiện nay phần mềm quản lí bệnh viện của Tập đoàn VietSens đang được ứng dụng tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh và đã triển khai thành công tại 10 bệnh viện trên toàn tỉnh, đem lại những kết quả khả quan.Kế hoạch "Phát triển và Ứng dụng CNTT của Sở y tế Thái Bình 2018-2020" cho thấy, thời gian tới sẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành y tế nhằm đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hệ thống tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc, đáp ứng yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, cải cách thủ tục hành chính để người dân dễ dàng sử dụng và tiếp cận các dịch vụ y tế.Năm 2018, mục tiêu của Sở Y tế Thái Bình là sẽ có 100% các đơn vị sử dụng một phần mềm có đầy đủ các phân hệ. Năm 2020, 50% sẽ sử dụng thẻ KCB thông minh và 100% các trạm y tế xã triển khai phần mềm khám chữa bệnh tại trạm trên cơ sở nối dài phần mềm của các bệnh viện tuyến huyện.Nếu quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu đề ra này, Thái Bình sẽ là điển hình của cả nước về việc ứng dụng CNTT toàn diện trong ngành y.
Nhân Hà