Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Hen phế quản và viêm mũi dị ứng bệnh song hành và cách phòng ngừa

Trong tiết trời lạnh nóng giao thoa và ô nhiễm môi trường cao như hiện nay, các chứng bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng (VMDƯ) và hen phế quản..
Trong tiết trời lạnh nóng giao thoa và ô nhiễm môi trường cao như hiện nay, các chứng bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng (VMDƯ) và hen phế quản phát triển mạnh. Hai bệnh có liên quan đến nhau, làm gia tăng bệnh cảnh của nhau và cần có phương pháp phòng bệnh đúng cách.

Phân biệt VMDƯ và hen phế quản

viêm mũi dị ứng: Là phản ứng quá mức của cơ thể trước một hay nhiều yếu tố (kháng nguyên) xâm nhập vào cơ thể gây nên. Bệnh đặc trưng bằng các triệu chứng: ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi từng tràng, chảy nước mũi trong như nước lã, đôi khi có ngứa mắt, tai hoặc vùng khẩu cái, làm cho người mệt mỏi. VMDƯ chia làm 3 loại là loại quanh năm, loại theo mùa và VMDƯ nghề nghiệp. Ở nước ta, VMDƯ là một bệnh khá phổ biến, hay gặp ở nhân viên văn phòng hoặc trong gia đình có người mắc bệnh. Bệnh có từ nhỏ hoặc xuất hiện khi có sự thay đổi nào đó: chỗ ở, khí hậu, ăn uống hay hít phải hóa chất, phấn hoa, vật lạ...

Hen phế quản (hen suyễn): Là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Bệnh được xem như một bệnh viêm mạn tính của đường dẫn khí do rất nhiều tế bào và hóa chất trung gian tham gia. Trong bệnh lý hen, đường phế quản bị thu hẹp lại (do phản ứng với tác nhân gây dị ứng như bụi, thú nuôi trong nhà, nấm mốc, phấn hoa, khói, Thu*c lá, không khí lạnh) sẽ tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho. Tình trạng cấp tính trầm trọng được gọi là lên cơn hen. Triệu chứng của bệnh bao gồm: nặng ngực, khó thở chậm, khó thở ra, thở có tiếng rít, ho, khò khè thường khởi phát về đêm hoặc sáng sớm. Cơn hen nguy hiểm có thể làm bệnh nhân ngừng hô hấp và dẫn đến Tu vong.

Mối liên quan giữa VMDƯ và hen

VMDƯ và hen phế quản đều thuộc nhóm bệnh dị ứng đường hô hấp. Vì thế, hai bệnh này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có khoảng 28-78% bệnh nhân bị hen có thêm bệnh VMDƯ, ngược lại có khoảng 5-15% bệnh nhân VMDƯ có bệnh hen kèm theo. Bệnh nhân VMDƯ có nguy cơ mắc bệnh hen về sau cao gấp 3 lần so với những người không bị bệnh. Những thử nghiệm dịch tễ cho thấy, khi đưa kháng nguyên vào mũi (không đưa vào phế quản) những bệnh nhân VMDƯ và hen thì gây nên tình trạng kích thích niêm mạc khí phế quản. Thời gian từ lúc kháng nguyên tiếp xúc với niêm mạc cho đến khi bắt đầu gây tắc nghẽn đường thở là khoảng vài phút và phế quản bị co thắt mạnh nhất vào khoảng 20-30 phút sau khi phản ứng bắt đầu. Như vậy, phản ứng qua trung gian globulin miễn dịch (IgE) là nguyên nhân gây nên tình trạng VMDƯ và hen cho bệnh nhân.

Lưu ý rằng, triệu chứng của hen có thể che đậy triệu chứng viêm mũi dị ứng, vì thế nếu bị hen phế quản, nên kiểm tra xem mình có bị VMDƯ hay không. VMDƯ có thể làm cho việc kiểm soát hen trở nên khó khăn hơn. Điều trị hiệu quả VMDƯ có thể làm giảm cơn hen và giúp cho phổi làm việc tốt hơn. VMDƯ đặc biệt là khi bị nghẹt mũi rất dễ làm mất ngủ và mất ngủ lại gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó dễ bị lên cơn hen. Do cơn hen thường hay tái phát vào ban đêm. Khi bệnh nhân mắc VMDƯ và hen thì việc điều trị hiệu quả một trong chứng bệnh có thể làm chứng bệnh còn lại tiến triển tốt hơn lên.

Người bệnh VMDƯ và hen cần tránh các tác nhân nào?

Thường thì cùng dị ứng nguyên có thể khởi phát cả hen lẫn VMDƯ, vì vậy, rất hữu ích khi xác định được chúng và tránh chúng khi có thể. Tuy nhiên, việc này là rất khó khăn, cho nên nếu có thể được bạn nên trang bị máy lọc không khí trong phòng làm việc và phòng ngủ (các phòng này phải tương đối kín), nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh máy lọc không khí giúp kiểm soát hen và VMDƯ.

Người mắc hai bệnh trên không nên hút Thu*c và tránh ngồi gần người hút Thu*c lá. Khói Thu*c lá làm cho VMDƯ và hen trở nên tồi tệ hơn và nó cũng làm cho các Thu*c dự phòng giảm tác dụng.

Các dị ứng nguyên trong nhà (mạt giường) là những sinh vật bé nhỏ với kích thước khoảng 30micromet, chúng sống trong nhà, ăn những tế bào da ch*t bong ra và phân của chúng là dị ứng nguyên thường gặp hay kích hoạt hen và dị ứng mũi xoang.

Dị ứng nguyên từ thú nuôi cũng là điều mà bệnh nhân nên tránh và đừng bao giờ cho chúng vào phòng ngủ. Bạn không thể kiểm soát tốt VMDƯ nếu vẫn phải sống chung nhà với thú nuôi. Sau khi loại bỏ thú nuôi, hãy làm vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà và thảm để loại bỏ hoàn toàn các phần tử gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật.

Người bệnh cũng nên tránh xa các dị nguyên từ phấn hoa có mật độ cao trong mùa hoa nở rộ, các loại bụi, khói, nấm mốc... Cũng nên tránh stress để khỏi bị những cảm xúc bất lợi dẫn đến cơn khó thở.

Các loại thực phẩm người bị bệnh hen và VMDƯ không nên dùng thường xuyên là những thức ăn có nhiều gia vị thường thấy ở các món salad, các loại nước uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm giấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm).

Biện pháp dự phòng hữu hiệu

Người bệnh VMDƯ và hen nên tăng cường và kiên trì tập luyện để nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật. Sự kiên trì rèn luyện là tập thở để kiểm soát cơn hen. Có thể tham gia các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời để có bạn cùng giúp nhau kiên trì tập thở. Động tác tập thở cũng đơn giản nhưng cũng phải kiên trì: tập thở bụng, dùng co giãn của cơ hoành để hít vào được sâu nhất, nhiều ôxy nhất và khi thở ra tống được hết khí cặn ra ngoài. Mỗi ngày dành ra 2 - 3 lần, mỗi lần 20-30 phút tập thở ở nơi thoáng khí, yên tĩnh để phòng bệnh và cải thiện được sức khỏe.

BS. Lê Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hen-phe-quan-va-viem-mui-di-ung-benh-song-hanh-va-cach-phong-ngua-n126349.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY