Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Hồi sinh sau đột quỵ, cô gái trở thành tiến sĩ dẫn đầu ngành tim mạch Mỹ

Donna Arnett thoát khỏi cơn đột quỵ và khuyến khích cộng đồng tầm soát bệnh bằng chiến dịch FAST: Face, Arm, Speech, Time.

Để nâng cao nhận biết về các dấu hiệu đột quỵ, giúp rút ngắn thời gian điều trị và giảm nguy cơ tổn thương lâu dài sau đột quỵ, Hiệp hội tim mạch Mỹ đã phát động chiến dịch mang tên FAST – là viết tắt của 4 nguyên tắc sau:

- F - face: Mặt rủ xuống

- A - arm: Tay yếu

- S - speech: Phát âm khó khăn

- T - time to call: Gọi ngay cấp cứu

Chỉ cần nhớ quy tắc FAST này mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ tầm soát được căn bệnh ch*t người này. Đặc biệt nữ tiến sĩ khuyên bạn lưu số cấp cứu trong điện thoại để gọi được ngay lúc khẩn cấp nhất.

Tiến sĩ Donna Arnett sinh năm 1958 tại Kentucky, từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Mỹ kiêm chủ nhiệm khoa dịch tễ học tại Đại học Alabama ở Birmingham. Bà là một trong số ít người sống sót sau đột quỵ và trở thành người dẫn dắt Hiệp hội Tim mạch Mỹ phát triển.

Theo Everydayhealth, 27 tuổi Arnett bị quật ngã bởi cơn đột quỵ. Nữ tiến sĩ khi ấy còn là một cô gái trẻ vẫn nhớ như in sáng sớm hôm ấy bà dắt con chó Nikki đi dạo. Một lúc sau, bà gọi Nikki để quay lại nhà. Tuy nhiên, bà không thể cất lời. Từng làm y tá nên bà biết đây là một dấu hiệu của cơn đột quỵ. Tiến sĩ Arnett sau đó đã nói với sếp của bà là một bác sĩ tim mạch rằng "tôi nghĩ tôi bị đột quỵ" và người ấy tưởng bà đang đùa.

Cơ thể Arnett tiếp tục xuất hiện các triệu chứng rõ rệt như sùi bọt mép, cánh tay trái không thể cử động, sau đó đến chân trái. Cuối cùng bà không thể nói được. "Khi được đưa đến bệnh viện, tôi không thể nói được nữa dù vẫn nhận thức được chính xác, chi tiết mọi thứ xung quanh đang diễn ra", nữ tiến sĩ nói.

Tiến sĩ Donna Arnett. Ảnh: D.A

Tiến sĩ Donna Arnett cho biết, lúc ấy bà không đau đớn về thể xác nhưng cảm thấy tổn thương về tinh thần ghê gớm. Bà đau buồn khi nghĩ mình không thể cử động và không thể giao tiếp nữa. "Cuộc sống của tôi sẽ thế nào trong trạng thái nằm liệt giường này. Tôi thật sự bất lực", bà Arnett nhớ lại.

3 ngày trước đó, khi trải qua một ca phẫu thuật nhỏ, bà phải đối mặt với tình trạng có 2 cục máu đông hình thành xung quanh 2 van tim. Buổi sáng định mệnh đó, cục máu đông đã vỡ ra và di chuyển đến thùy thái dương não, gây ra tổn thương và đột quỵ. May mắn, bà đã thoát ch*t và phục hồi.

Ra viện, Arnett phải đối mặt với những thách thức để phục hồi trí nhớ. Bà phải học lại từ đầu những điều đơn giản nhất như lịch trình công việc hàng ngày, đọc lịch làm việc, đi bộ trên máy. Sau khi tìm ra được nguyên nhân đột quỵ do cục máu đông, nữ tiến sĩ đã dùng Thu*c chống đống máu trong hơn 20 năm. Đồng thời, mỗi ngày bà luôn cố gắng để học lại những thứ đã mất sau cơn đột quỵ, kể cả giọng nói.

Năm 2012, với sự nỗ lực không ngừng cùng kinh nghiệm và kiến thức dày dạn trong lĩnh vực tim mạch, tiến sĩ Arnett chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội tim mạch Mỹ.

Tiến sĩ Donna Arnett trở thành Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Mỹ. Ảnh: USAToday.

Theo báo cáo của CDC, đột quỵ là nguyên nhân gây Tu vong đứng thứ 4 ở Mỹ, giết ch*t khoảng 130.000 người mỗi năm. Cựu Chủ tịch AHA khuyến cáo 6 dấu hiệu đột quỵ ai cũng cần biết trước khi quá muộn. Một trong số những dấu hiệu nổi bật nhất của đột quỵ là không thể nói kèm theo một số dấu hiệu khác như: Sắc mặt rủ xuống; Cánh tay yếu; Tê đột ngột hoặc yếu một bên chân; Dễ bị nhầm lẫn; Một hoặc 2 bên mắt có tầm nhìn kém; Đột ngột đau đầu nặng.

Tiến sĩ Arnett cho biết, mọi người thường chủ quan hoặc thiếu hiểu biết về căn bệnh đáng sợ này. Tuy nhiên hiện nay y tế phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm thiểu thiệt hại, hồi phục nhanh sau đột quỵ.

Các điều kiện có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ bao gồm các vấn đề về tim như rung nhĩ, cholesterol cao, thừa cân, béo phì và hút Thu*c lá. Cao huyết áp cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ. Arnett khuyên "Biết mức huyết áp của bạn và kiểm soát nó để tránh đột quỵ".

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ

Thu Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/hoi-sinh-sau-dot-quy-co-gai-tro-thanh-tien-si-dan-dau-nganh-tim-mach-my-3628541.html)

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY