Tin tức hôm nay

Tin tức

Huế cách ly tại nhà 76 trường hợp, thực hiện phòng chống dịch COVID-19

Có 43 người là F2, F3 của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 416 và 33 người là F2 của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 418.

Tối 27/7, ông Nguyễn Đình Bách, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua công tác kiểm tra, rà soát, cơ quan chức năng của tỉnh xác định, ở Thừa Thiên Huế có 76 người là F2, F3 của 2 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở TP Đà Nẵng.

Cụ thể trong đó có 43 người là F2, F3 của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 416 và 33 người là F2 của bệnh nhân nhiễm COVID-19 số 418.

Hiện cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành cách ly những trường hợp nói trên tại nhà, có 6 trường hợp được cách ly tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế; đồng thời tiến hành lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp này theo quy định của Bộ Y tế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Trong tối 27/7, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, TP Huế về việc tăng cường giám sát các đối tượng đến địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu thực hiện khai báo y tế đối với tất cả những người sinh sống, lao động, học tập, công tác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từng đến Đà Nẵng từ ngày 10/7.

Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu khai báo y tế đối với những người sinh sống, lao động, học tập, công tác trên địa bàn tỉnh từng đến Đà Nẵng từ ngày 10/7.

Yêu cầu Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Y tế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, TP Huế thực hiện đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để thực hiện rà soát, kiểm tra trong cộng đồng dân cư, vận động người dân tự giác kịp thời thông báo cho chính quyền và y tế địa phương về những người đã từng đến Đà Nẵng từ ngày 10/7 hiện đang có mặt trên địa bàn tỉnh.

Công dân từ Đà Nẵng muốn đến địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải khai báo y tế trước tại địa chỉ “tuongtac.thuathienhue.gov.vn/kbyt” và được chấp thuận của chính quyền địa phương nơi đến, không được tham gia các sự kiện đông người, dễ gây lây nhiễm.

Tạm ngưng các tuyến vận tải hành khách từ Thừa Thiên Huế đi Đà Nẵng và ngược lại từ 00h ngày 28/7. Sở GT&VT đề xuất một số chuyến/ngày để phục vụ yêu cầu bức thiết giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Tăng cường xử phạt, chấm dứt các xe hoạt động vận tải hành khách trái phép tuyến Huế- Đà Nẵng và ngược lại.

Từ 00h ngày 28/7 sẽ tạm ngưng các tuyến vận tải hành khách từ Thừa Thiên Huế đi Đà Nẵng và ngược lại.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế còn yêu cầu các tổ kiểm tra liên ngành bố trí lực lượng túc trực 24/24h để kiểm soát, yêu cầu khai báo y tế đối với người và phương tiện vào địa bàn tỉnh; tập trung rà soát kỹ những trường hợp đến từ Đà Nẵng và Quảng Ngãi.

Tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu tạm hoãn các sự kiện, hoạt động đông người dễ gây lây nhiễm và các cuộc họp, hội nghị, hội thảo không cấp thiết để tập trung phòng chống dịch. Nếu tổ chức phải đảm bảo công tác phòng dịch, phun độc, khử trùng tại địa điểm trước và sau khi sự kiện tổ chức. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng thống nhất cho phép Sở Y tế tỉnh ký hợp đồng mua 10.000 test xét nghiệm nhanh, kịp thời triển khai xét nghiệm nhanh trên địa bàn tỉnh.


Anh Khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Hue-cach-ly-tai-nha-76-truong-hop-khan-truong-thuc-hien-cac-bien-phap-phong-chong-dich-COVID-19-604588/)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY