Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa giúp mau hồi phục

Bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn có thể thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa nhằm kiểm soát cơn đau và hỗ trợ tiến triển của bệnh.

bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị được chỉ định, bệnh nhân đau thần kinh tọa cần thiết lập kế hoạch chăm sóc khoa học nhằm giúp thúc đẩy khả năng phục hồi và tiến triển của bệnh.

Thiết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi. bệnh lý này hệ quả của quá trình chèn ép và đè nén lên rễ thần kinh, gây ra các cơn đau nhức và tê bì ở phần dưới cơ thể.

So với các bệnh xương khớp khác, đau thần kinh tọa có mức độ nhẹ hơn và có thể chữa trị hoàn toàn nếu điều trị đúng cách. ngoài việc thực hiện các phương pháp được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân cần chủ động thiết lập kế hoạch chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị.

1. Thực hiện biện pháp cải thiện cơn đau tại nhà

Cơn đau và các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày. điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Ngoài việc sử dụng Thu*c, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà để làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm.

Chườm nóng

Khi cơn đau xuất hiện, bạn nên nằm sấp và đặt túi chườm nóng lên đốt sống cùng. nhiệt độ từ túi chườm sẽ làm giãn không gian giữa các đốt sống, từ đó làm giảm áp lực lên rễ thần kinh và có tác dụng cải thiện cơn đau.

Tuy nhiên cần chú ý nhiệt độ của túi chườm, chỉ nên dùng nước từ 50 – 60 độ. Sử dụng nước có nhiệt độ quá cao có thể gây bỏng và kích ứng da.

Chườm lạnh

Trong trường hợp cơn đau đi kèm với biểu hiện sưng, nóng ở bề mặt da (thường gặp ở bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm), bạn nên thực hiện chườm lạnh. nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch và giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến khu vực này. từ đó hiện tượng sưng viêm sẽ giảm đi đáng kể.

Xoa bóp

Bạn cũng có thể tận dụng lực từ bàn tay để làm giãn xương sống, giảm áp lực lên dây thần kinh và tăng cường tuần hoàn máu. nên xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực rễ thần kinh để cải thiện cơn đau và triệu chứng tê bì.

Nếu cơn đau không thuyên giảm khi thực hiện các biện pháp nêu trên, bạn có thể dùng Thu*c theo chỉ định của bác sĩ.

2. Chế độ luyện tập

Chế độ luyện tập là yếu tố tác động trực tiếp đến tiến triển của bệnh đau thần kinh tọa. các chuyên gia cho rằng, hoạt động thể chất có thể kéo căng đốt sống, giảm áp lực và chèn ép lên dây thần kinh tọa. đồng thời có thể tăng lưu thông máu, cải thiện khả năng chống chịu của cơ thể với cơn đau.

Bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu được chuyên gia hướng dẫn. đồng thời nên tập luyện các bộ môn có cường độ phù hợp với thể trạng để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của cơ thể.

Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập các bộ môn như bơi lội, yoga, đi bộ, đạp xe,… các chuyên gia xương khớp cho biết, ở những bệnh nhân có hoạt động thể chất đều đặn, cơn đau và các triệu chứng ít xuất hiện và có mức độ nhẹ hơn trước.

Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên còn giúp bạn kiểm soát cân nặng. cân nặng dư thừa chính là nguyên nhân làm tăng chèn ép và khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương nặng nề hơn.

3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bệnh đau thần kinh tọa còn chịu ảnh hưởng của các thói quen sinh hoạt hằng ngày. một số thói quen xấu có thể làm tăng tần suất phát sinh cơn đau, đồng thời ảnh hưởng đến mức độ tiến triển của bệnh.

Do đó, bạn cần thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh sau đây:

    Thay đổi các tư thế xấu: Một vài tư thế có thể làm tăng áp lực lên đốt xương sống và rễ thần kinh, đặc biệt là tư thế ngồi. Do đó khi ngồi, bạn nên giữ thẳng cột sống, hai vai ngang bằng nhau để tránh gây tổn thương lên dây thần kinh. Với những người thường xuyên mỏi lưng, bạn có thể sử dụng gối nhỏ đặt ở thắt lưng để cải thiện tình trạng này.
  • Không hút Thu*c: Khói Thu*c có chứa thành phần độc hại. Những thành phần này không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn ức chế quá trình thu nhận canxi của xương. Xương khớp suy yếu là một trong những yếu tố khiến dây thần kinh bị chèn ép và đau nhức.
  • Không dùng rượu bia và các chất kích thích: Cồn và các thành phần trong rượu bia có thể làm hư hại mạch máu và gây căng thẳng lên các dây thần kinh trong cơ thể (bao gồm cả dây thần kinh trung ương và ngoại biên). Do đó bệnh nhân đau thần kinh tọa cần hạn chế các đồ uống này trong quá trình điều trị.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và hệ miễn dịch. Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng chống chịu với cơn đau do bệnh đau thần kinh tọa gây ra.
  • Giảm stress: Stress là nguyên nhân khiến dây thần kinh trở nên căng thẳng hơn. Bệnh nhân đau thần kinh tọa nên hạn chế căng thẳng lên dây thần kinh bằng cách điều chỉnh thời gian và giảm khối lượng công việc.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. so với bệnh nhân chỉ thực hiện các phương điều trị, bệnh nhân thực hiện chế độ chăm sóc khoa học có mức độ tiến triển và khả năng phục hồi tốt hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-dau-than-kinh-toa)

Tin cùng nội dung

  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Thời gian thực sự có khả năng chữa lành vết thương. Bạn chỉ cần 11 tuần để vượt qua nỗi đau tình tan (thời gian cần thiết để hồi phục sau một cuộc ly hôn là 18 tháng) kết quả nghiên cứu mới.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY