Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Kết quả xét nghiệm bệnh nhân Hải Phòng sốt 40 độ sau khi đi khám tại BV K

Sau khi đi khám tại Bệnh viện K Trung ương về nhà, nữ bệnh nhân 39 tuổi ở Hải Phòng có biểu hiện sốt cao hơn 40 độ, khó thở, tức ngực và nhập viện tại Hải Phòng. Tại đây chị L. đã được chẩn đoán K phổi di căn gan, xương, kèm theo sốt nghi viêm phổi và được lấy mẫu xét nghiệm loại trừ COVID-19.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Trước đó, trên trang fanpage có địa chỉ https://www.facebook.com/truyenhinhhaiphong.vn/ có đăng tải thông tin “Ghi nhận một trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19” theo đó cụ thể nội dung bài đăng như sau: “Đó là trường hợp của chị V.H.T.L (sinh năm 1982, thuộc quận Ngô Quyền). Ngày 15/4, chị L đến Bệnh viện K3 Tân Triều khám và đi về trong ngày, có triệu chứng sốt 40,4 độ C, khó thở, đau tức ngực. Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố đã lấy mẫu, hiện đang chờ kết quả xét nghiệm.” ......

Thông tin về trường hợp bệnh nhân này, Bệnh viện K cho biết, ngày 15/04/2020, người bệnh V.H.T.L (39 tuổi, quê tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng) có đến khám tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Chị L. được tuyến dưới chẩn đoán theo dõi K phổi di căn gan đa ổ.

Thực hiện sàng lọc bệnh COVID-19 theo quy trình của bệnh viện trước khi vào khám bệnh, kết quả cho thấy chị L. không sốt, không khó thở, khai thác không có tiền sử dịch tễ liên quan đến COVID -19, do đó chị L. được thực hiện khám bệnh theo quy trình tại Bệnh viện.

Sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng trong ngày 15/4, kết quả chẩn đoán của người bệnh V.H.T.L là: theo dõi ung thư phổi di căn gan đa ổ, di căn xương.

Chị L.được bác sỹ tư vấn, giải thích kỹ về tình hình bệnh, phác đồ điều trị. Sau đó do nguyện vọng cá nhân, chị L .xin về địa phương điều trị chăm sóc giảm nhẹ. Chị L được kết thúc khám và ra về trong ngày.

Chiều tối cùng ngày tại địa phương, chị L. biểu hiện sốt cao hơn 40 độ, khó thở, tức ngực và nhập viện tại Hải Phòng, tại đây chị L. đã được chẩn đoán K phổi di căn gan, xương, kèm theo sốt nghi viêm phổi. Chị L. được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm loại trừ COVID-19.

Ngay khi nắm bắt được thông tin, tình hình người bệnh, Bệnh viện K đã chủ động liên hệ với Sở Y tế Hải Phòng và được xác nhận người bệnh V.H.T.L âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Thông tin mới nhất về sức khỏe 3 ca mắc COVID-19 rất nặng ở Việt Nam

Sức khoẻ của 3 bệnh nhân nặng mắc COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế đã có những dấu hiệu chuyển biến, 2 bệnh nhân gọi hỏi giao tiếp được. Bệnh nhân phi công số 91 đang can thiệp ECMO hiện XQ phổi không tổn thương xấu thêm.

'Siêu phẩm' mũ chống giọt bắn có ngăn được COVID-19?

Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cùng với khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn, mũ chống giọt bắn đang là mặt hàng bán 'đắt như tôm tươi'. Thế nhưng tác dụng thực sự của mũ chắn giọt bắn có được như mong đợi là 'ngăn' được COVID-19?

Hà Nội: Cửa hàng Thu*c báo ngay cho ngành y tế nếu khách hàng có dấu hiệu ho, sốt

Các cơ sở bán lẻ Thu*c phải lập sổ theo dõi thông tin người mua. Trường hợp người mua Thu*c ho, sốt... và người có triệu chứng ho, sốt, khó thở... cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn khai Tờ khai y tế, khai thác tiền sử dịch tễ và báo cáo cho cơ quan y tế trên địa bàn.

Bộ Y tế cảnh báo việc tự uống Thu*c 'chống' COVID-19 có thể nguy hiểm tính mạng

Bộ Y tế cảnh báo trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, có hiện tượng người dân tự ý tìm mua các Thu*c nêu trên để tích trữ, tự sử dụng điều trị dự phòng COVID-19, việc này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân do tác dụng không mong muốn của Thu*c.

Việt Nam: 568 ca nghi mắc COVID-19, hơn 73.000 người đang cách ly theo dõi y tế

Báo cáo nhanh mới nhất cập nhật ngày 17/4 của Bộ Y tế cho thấy, hiện Việt Nam ghi nhận 568 ca nghi mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi và có 73.758 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Việt Nam: 310 ca nghi mắc COVID-19, hơn 68.000 người đang cách ly y tế

Báo cáo nhanh cập nhật sáng 16/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam chỉ còn 310 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi (giảm 1.348 ca so với ngày hôm qua và có 68.049 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Cách tập thở cải thiện chức năng phổi cho người mắc COVID-19 nhanh hồi phục

Các kỹ thuật phục hồi chức năng bao gồm tập các kiểu thở là chính, các kỹ thuật tống thải đờm được thực hiện khi người bệnh có tăng tiết đờm dịch, tập vận động chủ động cần tăng dần cường độ và thời gian tùy khả năng của người bệnh.

Hòa Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ket-qua-xet-nghiem-benh-nhan-hai-phong-sot-40-do-sau-khi-di-kham-tai-bv-k-1643498.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY