Dinh dưỡng hôm nay

Khi nào nên bổ sung vitamin cho trẻ?

Vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng quan trọng với mỗi người. Khi thiếu hụt các vitamin và khoáng chất, các dấu hiệu thường rất rõ rệt, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Mệt mỏi, thiếu năng lượng: trẻ nhỏ luôn có một nguồn năng lượng dồi dào và rất hiếu động. tuy nhiên, nếu trẻ đột nhiên không muốn chạy đi chơi cùng các bạn, giảm hào hứng trong các trò chơi vận động và chỉ thích ngồi một chỗ thì có khả năng bé đang bị thiếu sắt hoặc thậm chí là thiếu máu. khi đó, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và theo dõi.

Khả năng tập trung, chú ý kém: Thời gian tập trung, chú ý của trẻ thường ngắn nhưng sẽ tăng dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu trẻ không thể nào tập trung, chú ý thì có thể thiếu kẽm là một phần nguyên nhân. Một nghiên cứu cho thấy sự thiếu tập trung có liên quan đến hàm lượng kẽm khá thấp ở trẻ.

Thay đổi hành vi: các vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trí não. theo đó, những thay đổi về hành vi, tính cách của trẻ như: chậm chạp hơn, dễ cáu kỉnh, khó chịu hay lo sợ,... đều có thể là dấu hiệu từ sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.

Da khô: Thời tiết khô hanh cũng có thể là nguyên nhân khiến da bé bị khô. Nhưng nếu đã sử dụng nhiều loại kem dưỡng mà tình trạng này không có cải thiện thì rất có khả năng bé đã bị thiếu vitamin A, E, D hoặc kali. Lưu ý, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng thêm bất kỳ chất bổ sung nào đó.

Sụt cân: sụt cân là một trong những vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng ở mọi lứa tuổi. hiện tượng sụt cân ở trẻ là dấu hiệu cảnh báo lượng chất dinh dưỡng hàng ngày mà bé ăn vào không đủ hoặc do trẻ bị kém hấp thu.

Táo bón: trẻ thường thích một số món nhất định và khá lười ăn rau. do đó, hiện tượng táo bón do thiếu chất xơ khá phổ biến. tuy nhiên, hiện tượng này cũng thể hiện bé có nguy cơ thiếu vitamin và khoáng chất do những chất này có nhiều trong rau củ, hoa quả.

Biếng ăn: ở những trẻ lười ăn, thường xuyên bỏ bữa thì rất khó đảm bảo được lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. bên cạnh đó, việc trẻ không muốn ăn cũng rất có thể là dấu hiệu bé đang thiếu một số vi chất dinh dưỡng. do vậy, ở những trẻ thường xuyên biếng ăn, cha mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để có hướng xử trí phù hợp.

Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ nhỏ

Với những trường hợp bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất thì bổ sung là rất cần thiết. cha mẹ nên lựa chọn biện pháp duy trì cho trẻ chế độ ăn uống đa dạng, nhiều hoa quả, trái cây tươi. bên cạnh đó, một biện pháp đơn giản hơn đó là sử dụng những sản phẩm bổ sung vi chất. tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số điều để việc bổ sung vitamin và khoáng chất hiệu quả như:

Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia về việc thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ.

Chất lượng và an toàn: Phụ huynh nên chọn lựa những sản phẩm đảm bảo an toàn, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng do cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Liều dùng: Các sản phẩm phải được chia liều phù hợp, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi.

Để sản phẩm chứa vitamin, khoáng chất xa tầm tay của trẻ để tránh trẻ sử dụng quá liều (đặc biệt các sản phẩm dạng kẹo)…

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/khi-nao-nen-bo-sung-vitamin-cho-tre-5675042.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY