Tình yêu và giới tính hôm nay

Luôn cho con thấy cuộc sống chật vật, khó khăn để cố gắng hơn là 1 quan niệm sai lầm

Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái có một tương lai tươi sáng, suôn sẻ. Tuy nhiên, sự quan tâm một cách áp đặt của nhiều phụ huynh có thể vô tình khiến trẻ phát triển lệch lạc.

Một nhà tâm lý học chuyên nghiên cứu về tâm lý cha mẹ và trẻ em đã chỉ ra những cách nuôi dạy con sai lầm, gây hại đến cách tư duy, phát triển của trẻ, gây ra những vấn đề nghề nghiệp trong tương lai:

1. Áp đặt nghề nghiệp tương lai cho con vì quan điểm "việc nhẹ lương cao"

Luôn cho con thấy cuộc sống chật vật, khó khăn để cố gắng hơn là 1 quan niệm sai lầm: Cha mẹ vô tình bó hẹp tương lai khiến trẻ khó tìm thấy đường thành công - Ảnh 1.

2. Luôn yêu cầu sự hoàn hảo ở trẻ

Nhiều phụ huynh đặt ra yêu cầu khá cao với con cái, muốn trẻ phải tự hoàn thiện bản thân. Cùng với sự lớn lên của trẻ, những yêu cầu của cha mẹ ngày càng nhiều hơn: Tranh của con vẽ luôn không đủ tốt, phòng ngủ không đủ gọn gàng, thành tích chưa đủ cao... Đứa trẻ liên tục bị chỉ trích và la mắng nhưng không có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của mình.

Mẹ luôn nói với Mary rằng: "Con thật bừa bộn. Hãy nhìn Anna, bạn ấy luôn sạch sẽ!". Điều đó đã khiến cho mọi nỗ lực của Mary đều vì mục đích giống Anna hơn. Nhưng mẹ của cô bé vẫn không ngừng so sánh, chỉ trích, không cho cô bé cơ hội điều chỉnh hành vi và học cách xử lý những công việc đơn giản 1 cách độc lập.

Hiện tại Anna đã 25 tuổi, cô vẫn luôn so sánh bản thân với người khác, và cảm thấy mình kém cỏi hơn. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh như Anna sẽ trở thành một người bị ám ảnh về sự hoàn hảo, luôn thiếu tự tin vào chính mình... Và điều đó thì không hề tốt cho cả sự nghiệp lẫn cuộc sống trong tương lai của trẻ.

3. Dạy con tiết kiệm từng đồng

Luôn cho con thấy cuộc sống chật vật, khó khăn để cố gắng hơn là 1 quan niệm sai lầm: Cha mẹ vô tình bó hẹp tương lai khiến trẻ khó tìm thấy đường thành công - Ảnh 2.

4. Không cho phép con thể hiện cảm xúc thật sự

Đôi khi người lớn cố thuyết phục trẻ rằng việc chúng khóc lóc, hờn dỗi là sai. Ngay cả khi chúng có những vết bầm tím vì ngã và có lí do chính đáng để cảm thấy buồn bã. Các bậc cha mẹ đang cố gắng khiến trẻ cố giấu cảm xúc thực của mình và thể hiện những cảm xúc mà người khác dễ chấp nhận hơn. Mặc dù xuất phát từ ý tốt và muốn con cái mạnh mẽ hơn, nhưng chúng ta nên hiểu rằng, một trong những khả năng quan trọng của con người là nhận biết và quản lý cảm xúc, nhu cầu cá nhân.

Kate đã 37 tuổi, nhưng cô không bao giờ quên được cách mẹ buộc cô chia sẻ con búp bê yêu thích của mình cho một đứa trẻ khác. Mẹ đã nói: "Con không nên tham lam, ích kỷ và giữ khư khư đồ chơi cho riêng mình". Kate không bao giờ lấy lại được con búp bê của mình.

Và sau này, cô cũng không thể nào từ chối những yêu sách từ người khác, dù đó là những điều vô lý của sếp, hay đồng nghiệp khó ưa. Kate dường như đang sống cho sự hài lòng của người khác. Bởi mỗi lần nói lời từ chối cô đều cảm thấy tội lỗi.

5. Dùng người thành công làm hình mẫu cho trẻ

Luôn cho con thấy cuộc sống chật vật, khó khăn để cố gắng hơn là 1 quan niệm sai lầm: Cha mẹ vô tình bó hẹp tương lai khiến trẻ khó tìm thấy đường thành công - Ảnh 3.

6. Cho trẻ thấy cuộc sống "cơm áo gạo tiền" chật vật

Thi thoảng bạn cũng có thể để con chứng kiến cha mẹ buồn vì những khó khăn của cuộc sống. Nhưng nếu nó tiếp diễn hàng ngày thì lại rất có hại. Khi bạn làm vậy, các vai trò trong gia đình bị đảo lộn, khiến trẻ hình thành tâm lý phức tạp, nửa muốn gồng mình để giúp đỡ cha mẹ, nửa sợ hãi cuộc sống trưởng thành.

Thậm chí, một số đứa trẻ có thể hình thành cảm xúc coi tiền là gánh nặng, là mục tiêu số 1 của cuộc sống thay vì sống một cuộc sống đơn thuần vô tư của một đứa trẻ.

Ở chiều ngược lại, trong các gia đình giàu có, đôi khi cha mẹ thể hiện cho con cái sự giàu có, chi tiêu không phải nghĩ. Cha mẹ có thể cho con một khoản tiền tiêu vặt lớn hoặc mua sắm bất kỳ thứ gì trẻ muốn khi đi siêu thị.

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc thỏa mãn mọi mong muốn tức thời của trẻ có hại nhiều hơn. Rèn cho trẻ khả năng trì hoãn sự thỏa mãn sẽ có ích hơn cho con trong tương lai.

7. Lấy tiền làm phần thưởng

Luôn cho con thấy cuộc sống chật vật, khó khăn để cố gắng hơn là 1 quan niệm sai lầm: Cha mẹ vô tình bó hẹp tương lai khiến trẻ khó tìm thấy đường thành công - Ảnh 4.

Nhiều cha mẹ dùng tiền để làm phần thưởng khuyến khích trẻ khi chúng hoàn thành tốt công việc được giao như được điểm cao, làm hết việc nhà... Tuy nhiên, vấn đề này còn gây nhiều tranh cãi.

Ví dụ, cha mẹ của Alexandra khuyến khích con học tốt bằng cách thưởng cho cô bé một số tiền khi được điểm cao trong bài kiểm tra. Mọi việc diễn ra tốt đẹp cho đến một ngày bố mẹ Alexandra phát hiện rằng con gái đã bất chấp mọi cách để có điểm cao như quay cóp bài, mua kẹo cho bạn cùng lớp để được chép bài trong giờ kiểm tra hòng đạt điểm cao...

Khi biết chuyện, cha mẹ của cô bé quyết định cắt việc thưởng tiền và đổi cách giáo dục con. Họ cho rằng việc con dối trá để có được tiền thưởng, thay vì cố gắng làm bài tốt, là điều không thể chấp nhận được.

Những phần thưởng nhỏ để khích lệ trẻ cố gắng, làm việc tốt hơn rất cần thiết, nhưng đừng để chúng biến thành mục tiêu chính để trẻ theo đuổi. Thay vì dùng phần thưởng bằng tiền, cha mẹ hãy chuẩn bị những món quả ý nghĩa mà con yêu thích như những chuyến đi khám phá cuộc sống, hay đồ đùng trong học tập, cuộc sống hữu ích.

Theo Brightside

Lưu Ly

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/luon-cho-con-thay-cuoc-song-chat-vat-kho-khan-de-co-gang-hon-la-1-quan-niem-sai-lam-4202025516422147.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY