Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Lưu ý khi dùng Thuốc cho trẻ

Tương tác Thuốc ở cơ thể trẻ em có những nét khác biệt cơ bản với người lớn vì trẻ em đang trong quá trình phát triển, mức độ trưởng thành của các tổ chức cũng chưa hoàn thiện. Tùy theo tình trạng, điều kiện cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định cách đưa Thuốc vào cơ thể khác nhau.
Tương tác Thuốc ở cơ thể trẻ em có những nét khác biệt cơ bản với người lớn vì trẻ em đang trong quá trình phát triển, mức độ trưởng thành của các tổ chức cũng chưa hoàn thiện. Tùy theo tình trạng, điều kiện cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định cách đưa Thuốc vào cơ thể khác nhau.

Đường uống: sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của đường tiêu hóa như pH dịch tiêu hóa, độ rỗng của dạ dày, nhu động ruột,... trong đó đáng chú ý mức độ bài tiết dịch vị và acid HCl ở trẻ em tính theo cân nặng thể trọng thấp hơn rất nhiều so với người lớn, nhất là ở trẻ thiếu tháng và trẻ sơ sinh. Mức độ này chỉ đạt được độ tương đương khi trẻ trên 2 tuổi. Vì vậy, việc dùng các Thuốc chịu ảnh hưởng bởi dịch vị và acid dạ dày ở trẻ em cần có chỉ dẫn đặc biệt. Bên cạnh đó, tốc độ làm rỗng dạ dày ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh rất chậm, khoảng 6 - 8 tháng mới đạt được như người lớn, vì vậy phần lớn các Thuốc dùng đường uống cho trẻ dưới 8 tháng tuổi sẽ hấp thu chậm hơn, do vậy ở lứa tuổi này người ta khuyến cáo nên dùng đường tiêm tĩnh mạch để Thuốc hấp thu tối đa và ổn định hơn.

Với đường tiêm bắp: ở trẻ nhỏ cơ bắp chưa phát triển, lưu lượng máu tới cơ vân còn thấp, vì vậy khả năng hấp thu chậm, hơn nữa tiêm bắp cũng gây một điều phiền toái khác là làm trẻ rất đau, vì vậy khuyến cáo là hạn chế dùng cách đưa Thuốc này.

Với đường trực tràng: có ưu điểm trong các trường hợp trẻ bị nôn hoặc các trường hợp khác mà trẻ không uống Thuốc được. Hấp thu qua đường trực tràng khá tốt và nhanh, nên cần lưu ý đến tình trạng ngộ độc Thuốc có thể xảy ra nếu không tính toán liều cẩn thận.

Đường hấp thu qua da: với trẻ em cũng hay được dùng, nhưng da trẻ em rất mỏng nên khả năng hấp thu qua da rất lớn, nếu da bị tổn thương khả năng hấp thu càng tăng, do đó dễ dẫn đến ngộ độc, ngoài ra, da trẻ em rất nhạy cảm nên cần để ý đến các phản ứng kích thích tại chỗ.

Hấp thu qua niêm mạc hô hấp: ngày nay, với các Thuốc dạng xịt, khí dung thì phương thức này càng được sử dụng nhiều do niêm mạc hô hấp mỏng, nhiều mạch máu nên khả năng hấp thu Thuốc tốt. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều các Thuốc co mạch sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-khi-dung-thuoc-cho-tre-17306.html)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY