Bài thuốc dân gian hôm nay

Lưu ý khi dùng Thuốc trị nghẹt mũi ở người đái tháo đường

Tôi có bệnh đái tháo đường nhưng thời gian gần đây, thời tiết thay đổi cộng với không khí môi trường ô nhiễm làm tôi hay bị viêm mũi...

Hoàng Văn Thái (Vĩnh Phúc)

Thuốc chống nghẹt mũi hay còn được gọi Thuốc chống sung huyết mũi thường được sử dụng trong một thời gian ngắn để điều trị nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh, viêm xoang… Thuốc có cả dạng uống và dạng xịt mũi thông thường.

Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần phải thận trọng, do Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ có hại cho cơ thể đặc biệt là đối với người có bệnh đái tháo đường như bạn. vì nhóm Thuốc chống sung huyết mũi đường uống như pseudoephedrine và phenylephrine thường được phối hợp với paracetamol trong các chế phẩm điều trị cảm lạnh. các Thuốc này có thể gây tác dụng bất lợi lên tim mạch, làm tăng huyết áp, thay đổi đường huyết và gây căng thẳng, khó ngủ, đặc biệt ở người cao tuổi. ngoài ra, chúng còn tương tác với một số Thuốc điều trị đái tháo đường. do vậy bạn cần thận trọng và chỉ nên dùng ngắn ngày để giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Nghẹt mũi có rất nhiều nguyên nhân. có những nguyên nhân cấp tính, có thể hồi phục. tuy nhiên cũng có những nguyên nhân do bệnh lý mạn tính. việc tự ý sử dụng Thuốc chống nghẹt mũi vừa làm che lấp đi triệu chứng, khó xác định bệnh, vừa gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. khi có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, bạn cần đi khám tại các chuyên khoa tai mũi họng để được xử trí, chứ không nên tự ý mua Thuốc về dùng.

Bạn cũng cần nhớ đường huyết sẽ rất khó kiểm soát và lên xuống thất thường khi bạn bị ốm. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trong những ngày bị bệnh. Việc lựa chọn các Thuốc điều trị các bệnh khác sẽ cần phải được xem xét thận trọng để không gây ra biến cố làm tăng hay giảm đường huyết.

Chúc bạn khỏe.

DS. Lê Thị Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/luu-y-khi-dung-thuoc-tri-nghet-mui-o-nguoi-dai-thao-duong-n184694.html)
Từ khóa: nghẹt mũi

Tin cùng nội dung

  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Ở người có tuổi trên 45, tiểu ra máu là triệu chứng khởi đầu của một chấn thương hoặc một bệnh ở thận - tiết niệu, đặc biệt là bệnh ung thư đang xảy đến trong cơ thể người bệnh.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY