Tình yêu và giới tính hôm nay

Mẹ Hà Nội tiết lộ cách ăn uống giúp giảm 18kg sau sinh mà sữa vẫn tràn trề

Nhìn những mâm cơm cữ của chị Thu, nhiều mẹ phải thốt lên: Cơm cữ thế này thì đẻ thêm mấy lần nữa cũng được.

Khi nhắc đến hai từ cơm cữ, chắc hẳn nhiều mẹ sẽ nghĩ đến những món ăn rất quen thuộc như thịt lợn kho nghệ, canh rau ngót, chân giò... bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng vẫn được người lớn nhắc nhở cần phải kiêng kỹ càng về việc ăn uống trong thời gian ở cữ nên mâm cơm cữ cũng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, vì quanh đi quẩn lại chỉ có một vài món ăn hết ngày này qua ngày khác.

Vì thế nên khi nhìn thấy mâm cơm cữ của chị Trương Thu (30 tuổi, Hà Nội), không ít người đã phải xuýt xoa vì những món ăn đầy ăm ắp không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt. Nhiều chị em phụ nữ trêu đùa nhau rằng: "Cơm cữ thế này thì đẻ thêm mấy lần nữa cũng được".

Được biết, chị Thu vừa sinh con thứ hai được 1,5 tháng. Đúc kết kinh nghiệm từ lần sinh con đầu tiên, vì kiêng khem nhiều thứ quá nên sữa của chị chỉ đủ cho con bú. Lần này, chị kiêng ít hơn, ăn mỗi thứ một ít mà dư sữa nuôi con, còn thừa để trữ đông và làm sữa chua. Cứ 3 tiếng chị lại vắt sữa một lần và mỗi bên thu được khoảng 200-300ml sữa.

Nhờ chế độ ăn uống đa dạng nên chị thu có nguồn sữa dồi dào, cứ 3 tiếng chị vắt sữa một lần, mỗi bên được khoảng 200-300ml.

Chị Thu cho biết, mỗi ngày chị ăn 3 bữa chính và 3 bữa phụ, chưa kể ăn vặt tuỳ hứng. Các bữa chính của chị đều đầy đủ cơm, canh và 3 món thức ăn đa dạng, chế biến theo nhiều cách khác nhau. Các bữa phụ của chị thường là cháo hầm các loại, trứng luộc, sữa với bánh mì ngũ cốc, súp gà, phở... theo khung giờ cố định 10h-15h-22h.

Từ tháng thứ 2 sau sinh, chị cắt bữa đêm 22h, ăn nhiều thức ăn và giảm cơm xuống còn 1/2 bát mỗi bữa, có bữa ăn no thức ăn thì không ăn cơm nữa. tất cả các bữa cơm cữ của chị thu đều do một tay mẹ đẻ của chị nấu. bác gái là người đam mê ẩm thực nấu nướng nên thường xuyên nghĩ ra rất nhiều món ăn đa dạng để nấu cho con gái ăn. chưa kể, mẹ của chị thu nấu nướng cũng khá nhanh, mỗi bữa cơm chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng là xong.

Những bữa cơm cữ đầy ăm ắp của chị Thu khiến nhiều mẹ "ghen tỵ".

Ngoài 3 bữa chính thì hàng ngày thì ăn thêm 3 bữa phụ.

Chia sẻ về kinh nghiệm ăn uống sau sinh của mình, chị Thu tiết lộ cụ thể:

- Mình ăn cơm từ gạo Sén Cù, đặc sản Tây Bắc, gạo này nguyên cám ăn rất tốt lại dẻo ngọt cực ngon. Bình thường mình vẫn ăn gạo trắng nữa.

- Hoa quả ăn tất cả loại quả ngọt, dưa hấu, ổi bỏ lõi, chuối tiêu, bưởi ngọt, na, bơ, sầu riêng,...

- Ăn móng giò chẳng về sữa gì cả chỉ béo mẹ thêm thôi, nên ăn chân dê kích sữa nhanh hơn, nhất là món chân dê hầm cháo đỗ đen.

- Rau ngót rất tốt nhưng sẽ dễ bị táo, vậy nên các mẹ hãy xen kẽ các loại củ quả luộc tốt nhất là mướp, bầu, bí,...

- Hải sản ăn rất tốt, nên ăn các loại cá, ghẹ, cua, tôm, ốc hương, tránh ăn hàu, ngao sẽ bị lạnh bụng.

- Thịt lợn kho nghệ mình ăn rất ít, chủ yếu ăn thịt bò kho nghệ, vừa bổ máu lại thơm sữa.

- Để phục hồi sức khoẻ nhanh thì ngoài ra em có ăn thêm yến chưng, chim cu ngói, gà hầm Thu*c bắc... Những món này vừa bổ máu mà lại nhanh lành vết thương.

- sau sinh khoảng 15-20 ngày, các mẹ cắt giảm cơm, ăn ít cơm hơn nhưng thức ăn vẫn ăn nhiều, lượng đạm trong thức ăn các bữa ổn định sẽ giúp sữa vẫn nhiều như thường mà mẹ không lo tăng cân.

Tất cả những bữa cơm cữ này đều do mẹ đẻ của chị Thu nấu cho con gái.

Ăn uống đủ chất giúp chị Thu có nguồn sữa dồi dào cho con bú và vẫn giảm 18kg sau sinh.

Chị thu tiết lộ, khi mang thai chị tăng 27kg, sau sinh dù ăn uống đầy đủ nhưng chị đã giảm được 18kg sau 1,5 tháng, vì ăn bao nhiêu đều vào hết sữa mẹ nên mẹ giảm cân nhanh mà chế độ ăn vẫn như thế. theo chị thu, chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh không chỉ quan trọng cho mẹ mà còn tốt cho cả em bé, vì mẹ ăn gì con bú đó nên mẹ cần ăn uống đủ chất. tuy nhiên, tuỳ từng vùng miền mà có thể sẽ có những cách kiêng cữ khác nhau về thực phẩm cũng như phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

"Các mẹ có thể thử ăn chút ít một theo gợi ý của mình. Nếu không hợp thì không nên tiếp tục, vì cơ địa mỗi người là không giống nhau. Cơm cữ của mình tiêu chí là ăn chín uống sôi và không ăn đồ chua, còn lại mình đều ăn hết. Bổ sung đạm là cực kỳ cần thiết để phục hồi sau sinh.

ngoài ra, việc cắt giảm cơm cũng không hề ảnh hưởng đến sữa mẹ, vì khi mẹ ăn thức ăn nhiều, nhiều chất đạm thì vẫn cho nguồn sữa như thường. bên cạnh chế độ ăn uống thì mẹ cũng cần có tâm lý thoải mái, cố tranh thủ ngủ khi con ngủ, kích sữa đều theo cữ thì sẽ nhiều sữa thôi.

Các mẹ cũng đừng sợ ăn nhiều sẽ béo, ăn nhiều sữa nhiều, cho con ti nhiều mẹ chắc chắn sẽ giảm được cân. Hãy thay đổi những bữa cơm cữ buồn chán khó ăn thành những bữa tiệc cữ để phục hồi sức khoẻ cho mẹ thật nhanh và cho con 1 nguồn sữa chất lượng nha các mẹ" - chị Thu nhắn nhủ chị em.

V.V.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/me-ha-noi-tiet-lo-cach-an-uong-giup-giam-18kg-sau-sinh-ma-sua-van-tran-tre-222020126162712881.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY