Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp

Viêm dạ dày tá tràng Hp là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được xác định nguyên nhân phần lớn do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra và có thể điều trị được

viêm dạ dày tá tràng hp là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được xác định nguyên nhân phần lớn do vi khuẩn helicobacter pylori gây ra. helicobacter pylori (h.pylori) là một loại vi khuẩn có thể thích nghi tốt với môi trường sống trong hệ tiêu hóa, gây ra trường hợp viêm dạ dày cấp và mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng hp,… 

H.pylori phổ biến như thế nào?

Khoảng 60-70% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn h.pylori. tuy nhiên cần làm rõ ràng không phải trường hợp nào bị nhiễm h.pylori cũng gây ra tình trạng viêm dạ dày tá tràng hp hoặc xuất hiện vết loét. nhiều trường hợp bệnh nhân không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho thấy tình trạng nhiễm vi khuẩn hp trong cơ thể. ngược lại, vi khuẩn hp chỉ có thể được tìm thấy thông qua các xét nghiệm như:

    Xét nghiệm máu: xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng đường máu sẽ tìm ra các kháng thể chống lại vi khuẩn H.pylori trong cơ thể. Dựa vào sự xuất hiện của kháng thể mà có thể nhận biết liệu rằng người bệnh có nhiễm khuẩn Hp hay không.
  • Xét nghiệm phân: H.pylori có thể được tìm thấy thông qua cách xét nghiệm phân.
  • Xét nghiệm hơi thở: test hơi thở tìm Hp là cách phổ biến và đem lại độ chính xác cao. Người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra hơi thở.
  • Nội soi và sinh thiết dạ dày

Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp

Viêm dạ dày tá tràng được xác định hầu hết do vi khuẩn hp gây ra. nhưng vẫn tồn tại những nguyên nhân khác khiến người bệnh mắc phải viêm loét dạ dày tá tràng không nên nhầm lẫn.

Vi khuẩn H.pylori có thể gây loét dạ dày

Vi khuẩn hp sẽ làm suy yếu lớp phủ bảo vệ của dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non). dịch axit dạ dày và vi khuẩn hp có thể đi qua lớp lót nhạy cảm bên dưới gây kích ứng niêm mạc, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và viêm loét.

H.pylori có thể tồn tại trong axit dạ dày vì nó tiết ra các enzyme trung hòa axit. các enzyme này về lâu dài có thể phá hủy chức năng và làm giảm hiệu quả hoạt động của dạ dày tá tràng.

Trên thực tế, chỉ có một số ít bệnh nhân nhiễm khuẩn h.pylori phát triển thành loét. một số nguyên nhân gây loét có thể đến từ việc dùng Thu*c chống viêm không steroid, mắc các bệnh về tiêu hóa (bệnh crohn,…). nhưng việc nhiễm khuẩn h.pylori có thể làm nặng hơn tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. diệt trừ vi khuẩn hp có thể làm giảm đáng kể tình trạng tái phát loét, chữa khỏi bệnh hiệu quả.

Các triệu chứng

Khó chịu ở bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. các sự khó chịu này thường là:

    Cơn đau âm ỉ, tái phát nhiều lần, thường xuyên

Các triệu chứng khác bao gồm:

    Sụt cân không lí do

Triệu chứng khẩn cấp

    Đau nhói đột ngột đến mức không thể chịu được

Khi xuất hiện dù là bất kỳ loại biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, bệnh nhân cũng nên nhanh chóng liên hệ và đến gặp bác sĩ để được thăm khám chữa trị.

Viêm dạ dày tá tràng Hp điều trị ra sao?

Điều trị viêm dạ dày tá tràng hp thường liên quan đến sự kết hợp giữa kháng sinh, Thu*c ức chế axit và Thu*c bảo vệ dạ dày. để có được liều lượng và phương hướng điều trị phù hợp, các bác sĩ tiến hành cho bệnh nhân thực hiện các kiểm tra trước khi dùng Thu*c.

Các loại Thu*c có thể được sử dụng để chữa trị viêm dạ dày tá tràng Hp bao gồm:

    Kháng sinh: kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn H.pylori. Phác đồ kháng sinh được khuyến nghị cho bệnh nhân có thể khác nhau vì phụ thuộc vào mức độ kháng Thu*c tự thân đối với các loại kháng sinh cụ thể. Thu*c kháng sinh được sử dụng là: metronidazole, tetracycline, clarithromycin,…
  • Thu*c ức chế bơm proton (PPI): Thu*c ức chế bơm proton ngăn chặn sự sản xuất axit bằng cách tạm dừng cơ chế bơm axit vào dạ dày. Ngoài ra, Thu*c chẹn axit như ranitidine hoặc famotidine cũng có thể làm giảm axit dạ dày và đau loét.
  • Bismuth subsalicylate: đây là một thành phần của Pepto-Bismol, được sử dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và tiêu diệt H.pylori.

Những sự kết hợp Thu*c trên làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng hp và cho phép các mô bị viêm lành lại theo thời gian.

Những điểm chính cần chú ý

Nếu như trước đây các bác sĩ thường cho rằng loét dạ dày tá tràng là do căng thẳng, thức ăn cay và rượu thì sau năm 1982 đã thay đổi. năm 1982 là năm đánh dấu phát hiện loại vi khuẩn h.pyori trong cơ thể và giúp các nghiên cứu tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân thực sự của viêm loét dạ dày tá tràng là gì.

Như vậy, có những điểm cần nhớ mà bạn nên biết sau:

    Loét dạ dày là một vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. H.pylori trở thành yếu tố then chốt trong việc gây ra viêm loét dạ dày tá tràng Hp.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-day-ta-trang-hp)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY