Sinh sản , Nữ hôm nay

Nang buồng trứng ở trẻ dậy thì có nguy hiểm?

Đau bụng do táo bón trước hết là có táo bón, tức nhiều ngày không đi tiêu được, phân chắc, cứng.
Con gái tôi mới 13 tuổinhưng bị u bì buồng trứng trái xoắn 2 vòng, nang hoàng thể buồng trứng phải. Bác sĩ phải phẫu thuậtcấp cứu nội soi bóc nang buồng trứng 2 bên do trẻ bị đau bụng dữ dội. Trẻ bình thường cứ 2 - 3 ngàymới đi cầu/lần. Lần này, trẻ bị trễ kinh 3 ngày và đau bụng lâm râm, sau đó thì đau quặn, khôngđứng thẳng người được.

Xin bác sĩ tư vấn giúp, làmsao để phân biệt được đau bụng do táo bón và đau bụng do u nang buồng trứng? Những dấu hiệu nào đểbiết bị u nang buồng trứng? Bé gái tuổi dậy thì bị đau bụng nên đi khám ở chuyên khoa nhi hay sản?Sau khi phẫu thuật nội soi bóc nang buồng trứng hai bên rồi thì con tôi cần được chăm sóc, kiêng cữvà tái khám như thế nào?

Nguyễn TuyếtNgọc (quận 5, TPHCM)

Ảnh minh họa.

TS.BS Lê Thị Thu Hà,Trưởng khoa Hậu sản M, BV Từ Dũ TPHCM: Đau bụng do táo bón trước hết là có táo bón,tức nhiều ngày không đi tiêu được, phân chắc, cứng. Đau bụng âm ỉ, cảm giác nặng và tức vùng bụngdưới, bên trái. Đau bụng của u nang buồng trứng xoắn là đau quặn thắt vùng bụng dưới, bên phải hoặcbên trái tùy vào vị trí của u. Có thể kèm theo buồn nôn, đau tăng dần.

U nang buồng trứng thường không cótriệu chứng gì rõ rệt, đa phần phát hiện tình cờ qua thăm khám định kỳ hoặc siêu âm. U buồng trứngchỉ có triệu chứng khi khối u quá to (nhìn hoặc sờ bụng dưới thấy khối u) hoặc có biến chứng nhưxoắn, vỡ.

Theo sự phân tuyến, trẻ dưới 15tuổi sẽ khám bệnh ở khoa nhi. Từ 15 tuổi trở lên khám ở khoa sản. Trừ những trường hợp đặc biệt cầnkhám giám định (xâm hại T*nh d*c) thì khám ở khoa sản. Sau khi bé đã được mổ nội soi bóc u buồngtrứng hai bên, về nhà sinh hoạt bình thường.

Bạn cần đưa cháu khám theo hẹn (thường là 1 tháng saumổ) và việc điều trị sau đó còn tùy vào kết quả giải phẫu bệnh của khối u đã bóc lành hay áctính.

Theo PV - Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nang-buong-trung-o-tre-day-thi-co-nguy-hiem-n171092.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY