Dinh dưỡng hôm nay

Nâng cao chất lượng tầm vóc cho trẻ em Việt NamDinh dưỡng

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2010, cứ gần 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu cân. Cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi.
Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2010, cứ gần 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu cân. Cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Hơn nửa thế kỷ qua, chất lượng dân số Việt Nam có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tầm vóc của người Việt Nam còn thua kém rất nhiều so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á và càng xa hơn với các quốc gia châu Âu, châu Mỹ.

Hơn nửa thế kỷ, trẻ Việt Nam vẫn thấp

Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao. Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520.000 trẻ em gầy còm. (số liệu Viện dinh dưỡng 2010). So với thế giới, chỉ số phát triển con người của Việt Nam mặc dù tăng nhưng hiện chỉ đạt mức trung bình thấp, xếp thứ 128 trong số 182 quốc gia được khảo sát (số liệu trích Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030). Điều này cho thấy nhận thức của các ông bố bà mẹ về việc chăm sóc cho các bé có một thể chất và tầm vóc tương xứng cần phải được nâng cao nhiều hơn nữa.

BS. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, đã phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ em, bao gồm dinh dưỡng, môi trường, di truyền, thể dục vận động. Trong đó, yếu tố di truyền chiếm 20% trong việc phát triển tầm vóc của trẻ, còn lại là các yếu tố dinh dưỡng, thể dục vận động và môi trường bên ngoài. Như vậy, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tác động đến tầm vóc của con thông qua việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hàng ngày. Khi yếu tố dinh dưỡng tác động tích cực đến chiều cao của trẻ cũng đồng nghĩa với việc tầm vóc của người Việt Nam sẽ được cải thiện hơn khi được di truyền qua thế hệ sau.

Giải pháp nâng cao chất lượng tầm vóc cho trẻ

Theo thống kê của tổ chức UNICEF, nguyên nhân thiếu dinh dưỡng, bao gồm năng lượng, vitamin, khoáng chất là do chế độ ăn thiếu; bệnh tật gây mất/ tăng nhu cầu. Hai điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: thành phần đậm độ chất dinh dưỡng trong thức ăn thấp; chăm sóc bà mẹ và trẻ em không đầy đủ, vệ sinh cá nhân và môi trường không đảm bảo.

Để cải thiện điều này, ngoài việc phân bổ bữa ăn hợp lý (bữa sáng 25 - 30% năng lượng cả ngày; bữa trưa 30 - 40%; bữa phụ 5 - 10%; bữa chiều tối 25 - 30%), các ông bố bà mẹ còn cần lưu ý đến các giải pháp can thiệp khác liên quan đến việc tăng trưởng chiều cao, tầm vóc của trẻ như: lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung vi chất vào thực phẩm, uống bổ sung vi chất, vận động ngoài trời, tập thể dục, chích ngừa.

Ngoài ra, việc cải thiện và tăng trưởng chiều cao của trẻ được chứng minh có hiệu quả hơn khi trẻ em trước lứa tuổi học đường được bổ sung các vi chất dinh dưỡng. Để các dưỡng chất có tác dụng khi đi vào cơ thể, trong một số trường hợp các nhà khoa học cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho con sử dụng men vi sinh phù hợp, có thành phần là sữa non chuẩn hóa (CBP), bổ sung 5 loại lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus plantarum, Lactobacilluss acidphilus, Bifidobacteriumlongum và Streptococcus faecalis theo khuyến cáo của WHO để trẻ hấp thu tối đa, tăng trưởng và bảo vệ xương. Chiều cao của trẻ bắt nguồn từ một thực đơn hấp dẫn và việc lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng một cách thông minh của các bậc cha mẹ.

MINH THƯ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nang-cao-chat-luong-tam-voc-cho-tre-em-viet-namdinh-duong-12021.html)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY