Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Nâng phòng dịch lên cấp độ mới, người đến viện khám đều coi là F1

Đây là thông tin do PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đưa ra tại hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức sáng ngày 11/4. Hội nghị kết nối đến 700 điểm cầu trên toàn quốc.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Theo đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, Tiểu ban Điều trị đã đề xuất cùng các tiểu ban khác, thống nhất nâng cấp lên một bước trong phòng ngừa dịch COVID-19 ở các bệnh viện và toàn bộ hệ thống khám, chữa bệnh. "Tức là coi những người bệnh đến khám, cấp cứu và bệnh nhân mới ở tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh đều được coi là F1 có khả năng truyền bệnh, có khả năng liên quan đến COVID -19 để các bệnh viện nâng cao cảnh giác, tránh việc bỏ sót, không kịp phát hiện cũng như lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Tất cả người dân đến khám ở các cơ sở khám, chữa bệnh cần liên hệ trước, tìm hiểu thông tin trước khi đến khám. Các cơ sở y tế củng cố đường dây nóng tư vấn cho người bệnh thật đầy đủ, chỉ khi nào thật cần thiết mới đến khám, cấp cứu tại cơ sở y tế.

Theo TS Khuê, một việc nữa là bệnh viện xem xét các ca cần phẫu thuật, mổ phiên thì hoãn, hoặc có thể giãn chậm lại nếu được. Trước đây, việc cho Thu*c bệnh nhân mãn tính như huyến áp, tim mạch, tiểu đường… là 1 tháng/lần, nay tùy tình trạng bệnh nhân có thể cấp từ 2-3 tháng/lần. Với trường hợp người bệnh được đến khám, điều trị tại bệnh viện, phải thực hiện đúng quy định các giường bệnh cách 2m; người khám cũng cách nhau 2m trong lúc chờ đợi.

Trong bối cảnh bệnh nhân nội trú và ngoại trú đã giảm so với trước, các bệnh viện cần tiếp tục thực hiện nghiêm những biện pháp phòng hộ và kỹ năng tiếp cận, chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

“Chúng tôi đã yêu cầu các bệnh viện thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cũng như chiến lược, sách lược trong điều trị. Chúng ta phải chia kíp trực trong bệnh viện, các kíp cách nhau từ 7 đến 14 ngày. Nếu không may, kíp thứ nhất bị nhiễm hoặc tiếp xúc gần người bệnh dương tính thì cách ly kíp đó và huy động kíp sau tiếp tục. Làm như vậy để luôn luôn có đủ nguồn nhân lực để làm việc, tránh tình trạng như vừa rồi, có ca dương tính là toàn bộ bệnh viện phải đóng cửa”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Đối với những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh/xuất viện, thực hiện theo dõi cách ly 14 ngày theo quy định, các cơ sở điều trị có thể lấy mẫu hoặc trao đổi CDC địa phương lấy mẫu để xét nghiệm thêm lần nữa.

Khẩn: Không xét nghiệm SARS-CoV-2 theo yêu cầu dịch vụ

Trong giai đoạn hiện nay, các phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, không xét nghiệm dịch vụ theo yêu cầu.

Việt Nam: 2.685 ca nghi mắc COVID-19, hơn 75.000 cách ly theo dõi y tế

Báo cáo nhanh cập nhật lúc 11 giờ ngày 11/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam ghi nhận 2.685 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi và có 75.337 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.

Bệnh viện Bạch Mai hết cách ly, 'mở cửa' khám chữa bệnh bình thường từ ngày 12/4

TS Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, khu vực Bệnh viện Bạch Mai đến nay cơ bản đã kiểm soát được dịch. Đến ngày 12/4/2020 hết 14 ngày, trên cơ sở thực tiễn và đề xuất của BV Bạch Mai, quận Đống Đa đề nghị chấm dứt tổ chức cách ly y tế đối với khu vực BV Bạch Mai và trở lại khám chữa bệnh bình thường.

Làm tốt những việc này, bạn đã 'chặn đứng' được COVID-19 lây lan

Đến thời điểm sáng 9/4, Việt Nam ghi nhận 251 ca dương tính với SARS-CoV-2 và đang được điều trị tại 17 cơ sở y tế. Theo Bộ Y tế, do dịch bệnh COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp nên mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức để phòng chống lây nhiễm căn bệnh nguy hiểm này.

Hòa Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nang-phong-dich-len-cap-do-moi-nguoi-den-vien-kham-deu-coi-la-f1-1640134.tpo)

Chủ đề liên quan:

bệnh viện cách ly Covid 19 xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY