Béo phì, Thiếu cân hôm nay

Ngày càng có nhiều trẻ em thành phố bị béo phì

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Nha Trang..., tỷ lệ trẻ 6-10 tuổi thừa cân là 9-12% và đang có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân của tình trạng này bao gồm thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý của trẻ và nhận thức chưa đúng của cha mẹ về tác hại của béo phì đối với sức khỏe.

Không nên cho trẻ ăn đồ rán hằng ngày.

Qua theo dõi tình trạng thể lực của học sinh Hà Nội, Viện Dinh dưỡng nhận thấy, tình trạng thừa cân ở tất cả các lứa tuổi đều có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tỷ lệ thừa cân và béo phì thể hiện cao nhất ở học sinh cấp tiểu học (6-10 tuổi) với 9%, tiếp đến là lứa tuổi trung học cơ sở với 6%.

Tại TP HCM, theo Trung tâm Dinh Dưỡng, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở lứa tuổi 6-11 là 12%. Tại Nha Trang, theo điều tra của Viện Pasteur, 4,3% trẻ lứa tuổi mẫu giáo bị thừa cân. Đến cấp tiểu học, nhiều em có cân nặng 50-60 kg.

Trẻ béo phì - lỗi một phần do cha mẹ

Theo một điều tra, phần lớn cha mẹ học sinh nhóm béo phì đều cho rằng béo đồng nghĩa với khỏe mạnh. Chỉ có 42,7% nhận thức được béo phì là không tốt cho sức khỏe.

Thói quen ăn uống là yếu tố quan trọng tác động đến cân nặng của trẻ. Trong khi đó, do nhận thức sai hoặc do dễ dãi, nhiều người đã tạo cho con một chế độ ăn uống không phù hợp. Nghiên cứu đã cho thấy, nguy cơ béo phì tăng:

- 12 lần ở những trẻ ăn trứng hằng ngày.

- 11 lần ở trẻ có thói quen ăn đồ rán hằng ngày và ăn bữa phụ trước khi đi ngủ.

- 6-8 lần ở trẻ ăn thịt mỡ, đường, uống nước ngọt hằng ngày.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ béo phì thường lười hoạt động hơn trẻ bình thường. Thời gian vận động (chạy, đi bộ, chơi thể dục thể thao) ở nhóm trẻ béo là 49 phút/ngày, trong khi ở trẻ thường là 68 phút. Ngược lại, thời gian dành cho các hoạt động tĩnh (đặc biệt là xem tivi) ở trẻ em béo cao hơn hẳn: 82 phút/ngày (so với trẻ bình thường là 50 phút).

Vì vậy, tạo lập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và chế độ tập thích hợp là điều mà các bậc phụ huynh rất cần quan tâm.

Béo không có nghĩa là khỏe mạnh

Tình trạng thừa cân và béo phì gây nên một số bệnh, trong đó có chứng tăng huyết áp ở trẻ em. Có khoảng 16% trẻ béo phì bị tăng huyết áp và tỷ lệ này có xu hướng tăng theo tuổi (ở trẻ 6 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp là 5% và ở lứa tuổi 10-11 là 25%).

Các chỉ tiêu sinh hóa ở trẻ béo phì đều vượt quá giới hạn bình thường, trong đó 16% trẻ có cholesterol và 78% có triglycerid cao hơn bình thường. Đây là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch sau này. Để khắc phục, cần giảm chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ.

Béo phì có tính chất di truyền rõ rệt. Nguy cơ béo phì ở những trẻ có mẹ mắc chứng này tăng 7,5 lần. Trẻ có bố béo phì thì nguy cơ này tăng 4,8 lần.

Thanh Niên

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/ngay-cang-co-nhieu-tre-em-thanh-pho-bi-beo-phi-2252005.html)

Chủ đề liên quan:

béo phì trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY